Ngành điện các tỉnh, thành phố phía Nam kiến nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

(Banker.vn) Ngành điện các tỉnh, thành phố phía Nam báo cáo tình hình cung cấp điện với các Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, đồng thời nêu những khó khăn, vướng mắc...
Đại biểu Quốc hội: Các "tư lệnh ngành" phải đề cao trách nhiệm, tránh tình trạng "hứa suông" Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 4 Ngành điện miền Nam phối hợp với 21 Sở Công Thương tháo gỡ khó khăn đảm bảo cung cấp điện

Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) - cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc báo cáo Đoàn đại biểu Quốc hội trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, các công ty điện lực trực thuộc Tổng công ty Điện lực miền Nam trên địa bàn 21 tỉnh, thành phố phía Nam đã chủ động gặp các đoàn đại biểu Quốc hội địa phương để báo cáo tình hình cung ứng, đầu tư phát triển lưới điện và sử dụng điện tại địa bàn. Đồng thời nêu những khó khăn, vướng mắc của ngành điện trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng ảnh hưởng đến tiến độ thi công các công trình điện tới các đại biểu.

Ngành điện các tỉnh, thành phố phía Nam kiến nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Ngành điện liên tục đầu tư xây dựng xây dựng mới hệ thống lưới điện để tăng cường cung cấp điện tại nhiều vùng nông thôn các tỉnh thành phía Nam

Tại tỉnh Bình Phước, đại biểu Điểu Huỳnh Sang, Phụ trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh này vừa làm việc với Công ty Điện lực Bình Phước để nghe báo cáo tình hình cung ứng điện trên địa bàn tỉnh và những khó khăn, vướng mắc trong công tác cung ứng điện, đầu tư xây dựng.

Báo cáo tại cuộc buổi làm việc, Công ty Điện lực Bình Phước cho biết, đơn vị đang cung cấp điện cho hơn 320 nghìn khách hàng. Lũy kế thực hiện đến hết tháng 9/2023, điện thương phẩm đạt hơn 2.373.04 triệu kWh, tăng 7,16% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó, sản lượng điện bán cấp điện áp 110kV đạt 117,3 triệu kWh.

Ngành điện các tỉnh, thành phố phía Nam kiến nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước làm việc với các cán bộ chủ chốt của Công ty Điện lực Bình Phước về tình hình cung ứng điện trên địa bàn tỉnh

Hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp điện cũng như việc thực hiện các công trình sửa chữa lớn về điện trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn. Công tác giải phóng mặt bằng các công trình 110kV; việc giải phóng mặt bằng lưới điện từ 220kV đến 500kV đi qua thị xã Chơn Thành, thị xã Phước Long còn vướng mắc. Công tác phát quang an toàn hành lang lưới điện; công tác cung cấp điện gặp khó khăn do tốc độ tăng trưởng phụ tải tập trung ở các khu đô thị, khu công nghiệp...

Công ty Điện lực Bình Phước đề nghị sớm được tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, phát triển điện lưới; tạo điều kiện cho ngành điện tiếp cận các nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi để thực hiện các công trình trọng điểm.

Tương tự, tại tỉnh Bến Tre, ông Nguyễn Trúc Sơn - Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bến Tre cũng vừa có buổi làm việc với Công ty Điện lực Bến Tre.

Ngành điện các tỉnh, thành phố phía Nam kiến nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Ông Nguyễn Trúc Sơn - Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bến Tre chủ trì buổi làm việc với Công ty Điện lực Bến Tre

Theo báo cáo, trong năm 2022 và 9 tháng năm 2023, Công ty Điện lực Bến Tre thực hiện cung cấp điện không điều hòa tiết giảm phụ tải, đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục phục vụ nhu cầu sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt của người dân.

Để thuận lợi trong việc triển khai các công trình điện, Công ty Điện lực Bến Tre kiến nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh trình Chính phủ xem xét Điều 23 Nghị định số 11/2010/NĐ-CP chỉ áp dụng cho lưới điện cấp điện áp từ 110kV trở lên, không áp dụng cho lưới trung hạ thế.

Do Điều 23 của Nghị định này nêu: “Đối với công trình cột ăng-ten viễn thông, đường dây thông tin, đường dây tải điện, tính từ chân mái đường đắp hoặc mép đỉnh mái đường đào đến chân cột tối thiểu bằng 1,3 lần chiều cao của cột và không được nhỏ hơn 5 mét. Các trường hợp khác, do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định”.

Nếu áp dụng theo sẽ rất khó khăn vận động, thuyết phục người dân để dựng trụ điện trung hạ thế để cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Công ty Điện lực Bến Tre đang triển khai 32 công trình lưới điện trung hạ thế, trong đó có đến 25 công trình, với 3.289 vị trí trụ cần phải xin giấy phép thi công với ngành giao thông vận tải.

Ngành điện các tỉnh, thành phố phía Nam kiến nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Công ty Điện lực Ninh Thuận báo cáo các khó khăn của ngành trước Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận

Còn tại tỉnh Ninh Thuận, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với Công ty Điện lực Ninh Thuận để lắng nghe các kiến nghị của ngành trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV.

Ông Đỗ Nguyên Hưng - Giám đốc Công ty Điện lực Ninh Thuận đã nêu một số khó khăn, cũng như đề xuất, kiến nghị các cấp, ngành địa phương quan tâm hỗ trợ các vấn đề liên quan đến việc đầu tư phát triển lưới điện tại khu vực nông thôn, miền núi, các khu vực sản xuất nông nghiệp và các khu dân sinh tự phát không nằm trong quy hoạch. Đặc biệt về công tác giải phóng mặt bằng, để sớm thi công các công trình đường dây 110kV trên địa bàn tỉnh đảm bảo tiến độ đề ra.

Trong khi đó, tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, thực hiện chỉ đạo của Công ty Điện lực Long An, Điện lực Cần Giuộc cũng đã tham dự và báo cáo kết quả tại buổi tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh (đơn vị bầu cử số 2) trước Kỳ họp thứ 6 - Quốc hội khóa XV.

Tại buổi tiếp xúc, đại diện cử tri xã Phước Lại có kiến nghị ngành điện khảo sát đầu tư đường dây hạ thế lưới điện đoạn còn lại của đường Tân Thanh - Rạch Găng ấp Tân Thanh, xã Phước Lại để đảm bảo nguồn điện người dân thắp sáng sinh hoạt.

Trả lời ý kiến cử tri, đại diện lãnh đạo Điện lực Cần Giuộc cho biết: Công ty Điện lực Long An đã phê duyệt công trình đầu tư lưới điện năm 2024, trong đó có danh mục đầu tư xây dựng công trình điện khu vực “đường Tân Thanh - Rạch Găng”. Dự kiến triển khai thi công công trình này trong năm 2024.

Ngành điện các tỉnh, thành phố phía Nam kiến nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Nhiều công trình được xây dựng để đảm bảo cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương đã bị ảnh hưởng tiến độ do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng

Còn tại tỉnh An Giang, mới đây ông Trình Lam Sinh - Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang cũng đã chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo Công ty Điện lực An Giang để nắm tình hình sản xuất kinh doanh, cung ứng điện năm 2022 và 9 tháng năm 2023.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo Điện lực An Giang cho biết, hiện công ty đang gặp một số vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, định giá đất quá chậm đã ảnh hưởng lớn đến việc cung cấp điện trên địa bàn tỉnh An Giang. Đặc biệt là các công trình phân pha lưới điện có cải tạo, mở rộng móng, trụ gặp rất nhiều khó khăn trong công tác vận động người dân.

Bên cạnh đó, đại diện Công ty Điện lực An Giang cũng đã giải trình, làm rõ một số vấn đề cử tri quan tâm liên quan đến ngành điện như: Thay đổi ngày ghi chỉ số điện vào cuối tháng; di dời vị trí một số công trình điện được hợp lý, an toàn; đầu tư thêm hệ thống điện tại một số địa phương…

Tương tự, tại tỉnh Sóc Trăng, ông Lâm Văn Mẫn - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng cũng đã có buổi làm việc với Ban Giám đốc Công ty Điện lực Sóc Trăng.

Theo báo cáo tại buổi làm việc, Công ty Điện lực Sóc Trăng đã triển khai lắp công tơ đo ghi xa được 298.644/410.347 công tơ, chiếm tỷ lệ 72,78%; khách hàng thanh toán tiền điện bằng hình thức không dùng tiền mặt chiếm 38,15%. Công ty đang vận động tăng tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt.

Ngành điện các tỉnh, thành phố phía Nam kiến nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Ông Lâm Văn Mẫn - Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng ghi nhận những kiến nghị tại buổi làm việc với Ban Giám đốc Công ty Điện lực Sóc Trăng

Công ty Điện lực Sóc Trăng kiến nghị về chi phí di dời hạ tầng thuộc các dự án đầu tư xây dựng, như: Đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; cầu Đại Ngãi trên Quốc lộ 60 thuộc địa phận các tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng; dự án cấp điện cho huyện Côn Đảo. Đồng thời, kiến nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp tục hỗ trợ chỉ đạo trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trong thời gian tới để việc triển khai dự án được thuận lợi, nhanh chóng.

Đáng chú ý, Công ty Điện lực Bình Dương đã có Văn bản số 5076 ngày 9/10/2023 báo cáo phân tích việc xác định trách nhiệm di dời lưới điện, thuộc các dự án hạ tầng giao thông và đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh Bình Dương có thể đưa nội dung này ra nghị trường để thảo luận trong kỳ họp thứ 6 - Quốc hội khoá XV.

Theo ghi nhận, đến nay, 21 công ty điện lực trực thuộc Tổng công ty Điện lực miền Nam đã trực tiếp báo cáo, tham gia báo tiếp xúc cử tri cùng các Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tại khu vực 21 tỉnh, thành phố phía Nam. Trong đó, ghi nhận 52 ý kiến của cử tri của các tỉnh, gồm: Bình Phước, Long An, Đồng Tháp, Bến Tre, Kiên Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Sóc Trăng, Ninh Thuận, Bạc Liêu, Đồng Nai.

Nội dung các ý kiến tập trung vào các nội dung: Hoạt động đầu tư xây dựng lưới điện, cấp điện khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, thu hồi đất làm công trình điện (24 ý kiến); nâng cấp cải tạo lưới điện, di dời trụ điện (4 ý kiến); an toàn điện, bảo hiểm tai nạn điện (6 ý kiến); giá điện, kinh doanh lỗ của ngành điện, thanh tra Tập đoàn Điện lực Việt Nam (11 ý kiến); lắp đặt năng lượng mặt trời (2 ý kiến); công tác dịch vụ khách hàng (5 ý kiến gồm: thay đổi lịch ghi chỉ số, thay công tơ điện tử, thanh toán tiền điện, thông báo tiền điện). Đa số các ý kiến, kiến nghị của cử tri tại các buổi tiếp xúc đều được các công ty điện lực giải quyết và trả lời thỏa đáng.d

Minh Khuê

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục