Nga là nhà cung cấp dầu thô hàng đầu cho Trung Quốc; Ấn Độ đẩy nhanh chuyển đổi năng lượng

(Banker.vn) Dữ liệu hải quan Trung Quốc cho thấy, Nga đã vận chuyển kỷ lục 107,02 triệu tấn dầu thô sang Trung Quốc vào năm 2023, tương đương 2,14 triệu thùng/ngày.
Sản lượng dầu thô Mỹ sắp đạt mức kỷ lục; châu Âu vẫn phụ thuộc vào LNG của Nga Saudi Arabia giảm giá dầu mỏ; dầu thô Mỹ “mất chỗ đứng” ở châu Á [E-magazine] BSR cùng hành trình cán mốc 100 triệu tấn dầu thô và nguyên liệu

Nga là nhà cung cấp dầu thô hàng đầu cho Trung Quốc

Theo đó, Nga đã vượt qua Saudi Arabia để trở thành nhà cung cấp dầu thô hàng đầu của Trung Quốc vào năm 2023. Saudi Arabia trước đây là nhà cung cấp lớn nhất của Trung Quốc. Năm 2023, lượng dầu Saudi Arabia xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 1,8% xuống 85,96 triệu tấn.

Theo hãng tin Reuters, các nhà máy lọc dầu Trung Quốc sử dụng các thương nhân trung gian để xử lý việc vận chuyển và bảo hiểm dầu thô của Nga nhằm tránh vi phạm lệnh trừng phạt của phương Tây.

Nga là nhà cung cấp dầu thô hàng đầu cho Trung Quốc; Ấn Độ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng
Nga là nhà cung cấp dầu thô hàng đầu cho Trung Quốc

Tổng lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc trong năm 2023 đã tăng lên mức kỷ lục 563,99 triệu tấn, tương đương 11,28 triệu thùng/ngày. Được biết, để hỗ trợ giá dầu, Saudi Arabia và Nga thông báo cắt giảm sản lượng và xuất khẩu vào 2023. Saudi Arabia đang cắt giảm sản lượng 1 triệu thùng/ngày trong quý này, trong khi Nga cho biết sẽ cắt giảm xuất khẩu trong năm 2024 từ 300.000 thùng/ngày lên 500.000 thùng/ngày.

Trước đó, nhu cầu tăng nhanh từ các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc và Ấn Độ đối với loại dầu giảm giá đã thúc đẩy giá dầu thô ESPO của Nga vượt qua mức trần giá 60 USD/thùng mà nhóm 7 nước công nghiệp tiên tiến (G7) áp đặt vào tháng 12/2022 khi các lựa chọn vận chuyển và bảo hiểm thay thế nhằm tránh các lệnh trừng phạt ngày càng gia tăng.

Ấn Độ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng

Bộ trưởng dầu mỏ Ấn Độ Hardeep Singh Puri cho biết, việc cắt giảm nguồn cung của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+), giao hàng tốn kém từ một số nhà cung cấp truyền thống ở Trung Đông và căng thẳng địa chính trị đang thúc đẩy Ấn Độ đa dạng hóa nguồn dầu thô và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng.

Bất cứ khi nào có sự dễ bị tổn thương và không chắc chắn trên thị trường, quá trình chuyển đổi sẽ cần được tăng tốc”, ông Puri nói.

Theo Bộ trưởng Puri, các nước OPEC+ có quyền quyết định sản lượng năng lượng nhưng việc cắt giảm nguồn cung trước tình trạng không chắc chắn như vậy sẽ dẫn đến nhiều tác động tiêu cực đến giá dầu toàn cầu và làm suy yếu nhu cầu trong dài hạn. “Ấn Độ bắt buộc phải đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng xanh”.

Ngoài ra, khi nói về căng thẳng ở Biển Đỏ, ông Puri vẫn lạc quan rằng những vấn đề này sẽ được giải quyết. Bộ trưởng dầu mỏ Ấn Độ cho biết thêm, ông vừa ký kết thoả thuận với Guyana về kế hoạch kết hợp chuỗi giá trị năng lượng của quốc gia Nam Mỹ này. Ông hy vọng các công ty dầu mỏ Ấn Độ sẽ có nhiều cơ hội hợp tác để có thể tiếp cận các thương vụ mua lại ở các khu vực như Mỹ Latinh.

Thanh Bình

Theo: Báo Công Thương