Nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số cho cán bộ ngành Công Thương

(Banker.vn) Nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số cho cán bộ quản lý và DN trong lĩnh vực thương mại điện tử đang được Bộ Công Thương đẩy mạnh.
Bộ Công Thương thực hiện Chỉ thị số 18 về kết nối, chia sẻ dữ liệu phát triển thương mại điện tử Hướng tới “xanh hóa” thương mại điện tử

Ngày 31/8, tại thành phố Tân An, tỉnh Long An đã diễn ra Hội nghị tập huấn kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tinchuyển đổi số cho cán bộ quản lý và doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại cho các cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Long An.

Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên nền tảng công nghệ số đang phát triển mạnh mẽ với trí tuệ nhân tạo, kết nối Internet vạn vật, điện toán đám mây, big data… Cùng với xu hướng cách mạng 4.0, kinh tế số là yếu tố quan trọng tác động ảnh hưởng lớn đến đời sống, xã hội và cơ cấu của nền kinh tế.

Thương mại dần được toàn cầu hóa, công nghệ cao và các mô hình kinh doanh mới ngày càng phát triển. Thị trường thương mại điện tử vì thế cũng được mở rộng, mô hình thương mại điện tử ngày càng đổi mới, các chuỗi cung ứng truyền thống với sự hỗ trợ từ sức mạnh lan tỏa của số hóa và công nghệ thông tin trở thành chuỗi cung ứng thông minh, đem lại hiệu quả cho nền kinh tế số nói chung cũng như thương mại điện tử nói riêng.

Nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số cho cán bộ ngành Công Thương
Các chuyên gia Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số đã giới thiệu các kỹ năng khai thác, quản lý và cập nhật thông tin thương mại trực tuyến. Ảnh: Cục TMĐT

Trong những năm qua, tỉnh Long An nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của thương mại điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hệ thống quản lý nhà nước và trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đến nay các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh đã xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, trang tin điện tử phục vụ công tác quản lý nhà nước, dịch vụ công trực tuyến... Tổ chức hoạt động tuyên truyền, giới thiệu tiềm năng, cơ hội đầu tư của tỉnh trên trang tin điện tử của tỉnh, các Sở, ngành, các huyện, thành phố thị xã. Các doanh nghiệp cũng đã ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở mình, xây dựng và sử dụng những phần mềm, tiện ích trong điều hành như kế toán, quản lý nhân sự, quản lý bán hàng, xây dựng website riêng để quảng bá, trao đổi thông tin và giao dịch trực tuyến.

Ông Trần Vân – Phó Trưởng phòng Công nghệ, Trung Tâm phát triển Thương mại Điện tử- Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết: Tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử của Việt Nam cao nhất khu vực Đông Nam Á với 23 tỉ USD vào năm 2022, tăng trưởng 28%. Dự kiến quy mô nền kinh tế internet năm 2025 là 49 tỉ đô la, nằm trong top 3 nước hàng đầu khu vực với tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt tới năm 2025 là 50% dân số, trong đó 80% thực hiện qua các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia theo Quyết định số 645/QĐ-TTg, ngày 15/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ, thương mại điện tử là lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, doanh nghiệp là lực lượng nòng cốt triển khai ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT).

Nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số cho cán bộ ngành Công Thương
Ông Trần Vân – Phó Trưởng phòng Công nghệ, Trung Tâm phát triển TMĐT giới thiệu về nền tảng truy xuất nguồn gốc và Sàn thương mại điện tử Long An

Trước yêu cầu của thực tiễn, trong Kế hoạch phát triển TMĐT năm 2023, UBND tỉnh Long An đã xây dựng 6 nội dung quan trọng, góp phần tiếp tục nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp, người dân trong việc ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.

Trong đó, nội dung thứ nhất là đào tạo, phát triển nguồn nhân lực TMĐT tỉnh Long An, giúp cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã nâng cao nhận thức, hiểu và nắm rõ về lợi ích của TMĐT; tiếp cận các mô hình và hệ thống pháp luật TMĐT Việt Nam và trên thế giới từ đó lập các kế hoạch triển khai TMĐT, xây dựng và ứng dụng các dịch vụ công trực tuyến, các kỹ năng khai thác, quản lý và cập nhật thông tin thương mại trực tuyến, ứng dụng marketing trực tuyến, sàn giao dịch TMĐT và xây dựng thương hiệu trên Internet…

Bên cạnh đó, trong Kế hoạch còn có nội dung hỗ trợ doanh nghiệp Long An tham gia sàn giao dịch TMĐT uy tín. Hỗ trợ 04 doanh nghiệp tham gia sàn TMĐT quốc tế (sàn Alibaba) và tham gia sàn TMĐT uy tín trong nước (sàn Shopee, Sendo, Lazada) và kết nối đưa sản phẩm của doanh nghiệp trên sàn TMĐT tỉnh Long An lên sàn TMĐT Sanviet.

Do đó, trong các nội dung được tập huấn tại Hội nghị ngày 31/8, bên cạnh những kiến thức tổng quan thương mại điện tử Long An và các xu hướng TMĐT trong thời đại công nghệ số, hành vi vi phạm và giải pháp đấu tranh vi phạm trong hoạt động TMĐT... các giảng viên cũng đã trao đổi, hướng dẫn học viên thực hành thiết lập tài khoản và kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử nổi tiếng ở Việt Nam và sàn thương mại điện tử Quốc tế Alibaba, mạng xã hội TikTok; Giới thiệu về nền tảng truy xuất nguồn gốc và Sàn thương mại điện tử Long An...

Thu Hường

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục