Năm 2023, PVP tiếp tục đặt kế hoạch kinh doanh khiêm tốn, lãi mục tiêu giảm đến 26%

(Banker.vn) Những năm gần đây, ban lãnh đạo PV Trans Pacific - PVP có xu hướng đưa ra kế hoạch kinh doanh thận trọng, và liên tục có mức thực hiện vượt xa các chỉ tiêu này.
Năm 2023, PVP tiếp tục đặt kế hoạch kinh doanh khiêm tốn, lãi mục tiêu giảm đến 26%

Công ty CP Vận tải Dầu khí Thái Bình Dương (PV Trans Pacific, HOSE: PVP) vừa công bố tài liệu đại hội đồng cổ đông thường niên 2023, dự kiến tổ chức ngày 19/4 tới theo hình thức trực tuyến, bỏ phiếu điện tử.

Theo đó, ban lãnh đạo PVP có tờ trình cổ đông về kế hoạch kinh doanh khá khiêm tốn, với doanh thu mục tiêu đạt 1.450 tỷ đồng, giảm 16% so với kết quả thực hiện năm ngoái; lợi nhuận sau thuế đạt 160 tỷ đồng, giảm đến 26%.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, PVP có xu hướng đưa ra kế hoạch kinh doanh thấp, và liên tục có mức thực hiện vượt xa các chỉ tiêu này.

Năm 2023, PVP lên kế hoạch đầu tư với 5 trọng tâm chính, bao gồm 3 dự án đầu tư chuyển tiếp (đầu tư 1 tàu VLCC/VLGC và 2 tàu Aframax 2&3) và 2 dự án đầu tư tàu MR.

Tuy nhiên, do biến động về kinh tế thế giới, lạm phát và xung đột Nga - Ukraine làm cho tình hình thị trường mua bán tàu biển có nhiều diễn biến khó lường, giá các chủng loại tàu đã tăng cao vượt quá tổng mức đầu tư được phê duyệt và không đảm bảo hiệu quả của dự án.

Vì vậy, PVP đã cập nhập lại hồ sơ đồng thời bám sát thị trường mua/bán tàu để gấp rút triển khai thực hiện đầu tư trong năm 2023. Thêm nữa, năm 2023, doanh nghiệp xây dựng kế hoạch đầu tư thêm 1 tàu VLGC (chuyển tiếp), các tàu Aframax/tàu MR hoặc tàu VLCC trên cơ sở diễn biến thị trường để phát triển đội tàu, tăng quy mô sản xuất kinh doanh nhằm tối ưu hiệu quả đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn.

Cụ thể, tổng vốn đầu tư dự kiến là 109 triệu USD, trong đó 50 triệu USD là dự án chuyển tiếp và 59 triệu USD là dự án Đầu tư mới 2023 (3 tàu bao gồm MR, Aframax và VLCC).

PVP nhận định, thị trường vận tải dầu thô quốc tế và tàu tanker năm 2023 sẽ phục hồi về giá cước tàu dầu/tàu gas tuy nhiên vẫn tiếp tục khó khăn do mức độ phục hồi và thời gian phục hồi của thị trường được đánh giá phụ thuộc nhiều vào các yếu tố/diễn biến địa chính trị và còn nhiều biến động khó lường khác.

Trong đó, doanh nghiệp sẽ tiếp tục đảm bảo duy trì 100% thị trường vận tải dầu thô cho nhà máy lọc dầu Dung Quất, đồng thời mở rộng hoạt động vận tải tại thị trường quốc tế.

Về kế hoạch cổ tức, PVP trình cổ đông phương án chia cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 10% (tương đương cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng) cho năm 2022. Doanh nghiệp dự tính để dành lợi nhuận sau thuế còn lại để bổ sung quỹ đầu tư phát triển, chuẩn bị cho kế hoạch phát triển trong các năm sắp tới.

Vận tải Dầu khí Thái Bình Dương (PVP): "Hành trang" khi sang HOSE

Kinh doanh vận tải dầu thô là mảng kinh doanh chính và quan trọng nhất của PVP kể từ ngày đầu thành lập. PVP hiện ...

Vận tải Dầu khí Thái Bình Dương (PVP) chính thức "chuyển nhà" sang HOSE

Ngày 17/1/2023, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) đã công bố và trao quyết định niêm yết cho Công ty CP Vận tải Dầu ...

Agriseco khuyến nghị 6 mã cổ phiếu mang đến cơ hội cho nhà đầu tư trong tháng 4

Agriseco Research khuyến nghị 6 mã cổ phiếu trong danh mục đầu tư tháng 4, trong đó ưu tiên lựa chọn các doanh nghiệp đầu ...

Thanh Phong

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán