Trong cơ cấu doanh thu xuất khẩu của TNG, Mỹ chiếm tỷ trọng lớn nhất với hơn 53%, kế đến là EU với 22%, Nga đóng góp 6% và còn lại là các thị trường khác.
Như vậy tính riêng tháng 12, doanh thu tiêu thụ của TNG đạt 525 tỷ đồng, tăng hơn 20% và là tháng thứ 6 tăng trưởng liên tiếp so với cùng kỳ. Tuy nhiên đây là tháng có kết quả thấp nhất kể từ tháng 3/2023.
Trước đó, hồi giữa tháng 12/2023, HĐQT TNG cũng thông báo rằng doanh nghiệp đã hoàn thành mục tiêu doanh thu năm 2023, đạt 6.800 tỷ đồng, về đích trước thời hạn 16 ngày so với kế hoạch.
Ngoài ra, nhiều đơn vị của TNG như chi nhánh may Việt Đức, chi nhánh may Việt Thái, chi nhánh may Phú Bình 1-2-3-4 cũng hoàn thành sớm kế hoạch doanh thu của năm.
TNG đạt doanh thu hơn 7.000 tỷ đồng |
Kết quả trên là nỗ lực lớn của doanh nghiệp bởi TNG cũng nhận xét rằng trong năm 2023, ngành dệt may Việt Nam cũng đối mặt với nhiều khó khăn khi nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm, lượng hàng hóa tồn kho lớn, qua đó làm cho nền công nghiệp dệt may chịu tác động lớn.
Tổng cầu dệt may trên thế giới năm 2023 giảm 8% so với năm 2022, tại Việt Nam giảm 9,2% so với năm trước. Tình trạng thiếu đơn hàng, giá giảm mạnh, chi phí tăng và sự cạnh tranh gay gắt là những khó khăn lớn mà các doanh nghiệp dệt may phải đối mặt.
Ban lãnh đạo TNG cho biết doanh nghiệp nằm trong số ít công ty có thể vượt qua khó khăn, thách thức chung của ngành dệt may trên toàn cầu để hoàn thành mục tiêu doanh thu trước khi kết thúc năm 2023.
Chia sẻ với báo chí, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, Năm 2023 là giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử của xuất khẩu hàng dệt may, nhất là về thị trường và đơn hàng. Những yếu tố bất ổn kinh tế, chính trị kéo theo lạm phát, làm sức mua trên toàn cầu giảm, đặc biệt đối với hàng dệt may do không phải nhóm hàng thiết yếu cho nên tỷ lệ sụt giảm rất cao, lượng hàng tồn kho lớn. Xuất khẩu toàn ngành dệt may cả năm đạt khoảng hơn 40 tỷ USD, giảm hơn 9% so với năm 2022.
Nhưng phải nhấn mạnh rằng, trong bối cảnh khó khăn chung này, con số kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may năm 2023 là sự bứt phá, cho thấy nỗ lực rất lớn của cộng đồng doanh nghiệp. Điểm nhấn nổi bật của ngành dệt may là sự đa dạng hóa về thị trường xuất khẩu, sản phẩm cũng như khách hàng. Chưa bao giờ dệt may Việt Nam xuất khẩu đến nhiều thị trường như thế, với 104 thị trường.
Về khách hàng, có những thị trường trước đây không nhập khẩu dệt may Việt Nam thì năm nay đã khác. Ví dụ, thị trường châu Phi, các nước đạo Hồi, hay như Bangladesh là nước sản xuất dệt may nhưng Việt Nam vẫn xuất khẩu được các sản phẩm thế mạnh ở dòng sợi tổng hợp, sợi tái chế vào các thị trường này... Việc đa dạng thị trường, mặt hàng, khách hàng, đối tác là bước tiến cho việc dệt may Việt Nam giảm phụ thuộc vào những thị trường lớn, tạo vị thế cho Việt Nam trên thị trường toàn cầu.
Trong một báo cáo gần đây, Trung tâm Phân tích SSI (SSI Research) nhận định khi kinh tế suy giảm, chi phí là một trong những yếu tố quan trọng nhất để các nhà bán lẻ lựa chọn nhà sản xuất. Mức lương tối thiểu ở Bangladesh hiện là 75 đô la Mỹ/tháng, trong khi mức lương tối thiểu ở Việt Nam và Trung Quốc lần lượt là 199 đô la Mỹ/tháng và 300 đô la Mỹ/tháng. Tuy vậy, SSI Research vẫn lạc quan khi ngành dệt may Việt Nam được xếp hạng cao hơn về chất lượng sản phẩm, năng suất lao động và thời gian giao hàng. Đây là những yếu tố quan trọng đối với các nhà bán lẻ khi nền kinh tế phục hồi và nhu cầu gia tăng.
Nhìn về triển vọng kinh doanh trong các quý sắp tới có thể thấy những tín hiệu tích cực đang dần xuất hiện. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng dệt may của cả nước đạt hơn 9,35 tỷ đô la Mỹ trong quý III/2023, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù vậy, đây là quý thứ 2 liên tiếp kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may có sự tăng trưởng so với quý trước đó.
Thống kê trong quá khứ, khi lượng hàng tồn kho quần áo ở Mỹ đạt đỉnh điểm vào tháng 1/2007, thị trường phải mất hai năm để hấp thụ lượng hàng tồn kho này, sau đó mới phục hồi trở lại vào tháng 12/2009. Do đó, kỳ vọng nhu cầu cho các sản phẩm vải và may mặc tại Mỹ sẽ trở lại quỹ đạo tăng trưởng kể từ quý I/2024 nhờ bối cảnh kinh tế vĩ mô trở nên tích cực hơn. Đồng thời, nhu cầu tăng cao trong mùa lễ hội cuối năm cũng có thể sẽ giúp thúc đẩy việc bán hàng và hấp thụ bớt lượng hàng tồn kho đang ở mức cao, tạo dư địa cho các đơn hàng mới để phục vụ cho mùa xuân – hè 2024.
Vi phạm quy định về thành viên HĐQT độc lập, Traphaco (TRA) lĩnh “tráp phạt” 125 triệu đồng Traphaco bị phạt tiền 125 triệu đồng do không đảm bảo cơ cấu, số lượng thành viên hội đồng quản trị độc lập. |
Doanh nhân tuần qua: Hàng loạt nhân sự cấp cao các doanh nghiệp trên sàn “rời ghế” Trong những ngày cuối cùng của năm 2023, nhiều doanh nghiệp trên sàn chứng khoán đã công bố việc thay đổi nhân sự quản lý ... |
Halcom Việt Nam (HID) "sắp" thoái vốn tại 3 công ty thành viên Từ nguồn vốn thu được thông qua việc chuyển nhượng cổ phần các công ty và từ nguồn thu khác, Halcom Việt Nam sẽ góp ... |
Tiểu Vy
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|