Mục đích của Liên chi hội Tài chính Khu công nghiệp Việt Nam

(Banker.vn) Hiệp hội Tư vấn tài chính Việt Nam (VFCA) vừa đã ban hành Nghị quyết thành lập Liên chi hội Tài chính khu công nghiệp Việt Nam (FAIP).
Khu công nghiệp Thành Thành Công xây dựng nhà máy xử lý nước thải công suất 15.000m3 Phát triển KCN ở Việt Nam và nhu cầu thu hút đầu tư vào các KCN đến năm 2030 BĐS công nghiệp: Quy hoạch nhiều triển khai khó, cung hẹp dần giá thuê tăng

Theo TS. Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Chủ tịch lâm thời FAIP, mục đích hoạt động của Liên chi hội nhằm kết nối các tổ chức, cá nhân liên quan đến kinh tế, tài chính khu công nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam; định hướng huy động vốn đầu tư, kinh doanh trong khu công nghiệp một cách chuyên nghiệp, có chuẩn mực, đạo đức phù hợp với quy định pháp luật của Việt Nam.

Thành lập Liên chi hội Tài chính Khu công nghiệp Việt Nam
Hiện cả nước đã có 414 khu công nghiệp, trong đó có 293 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động thu hút đầu tư, với tổng diện tích đất tự nhiên 89.171 ha

“FAIP sẽ là tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp và các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh liên quan đến khu công nghiệp; là đầu mối tin cậy của các nhà đầu tư, các đối tác nhằm kết nối cung – cầu về đầu tư, tài chính cho các tổ chức, đơn vị, cá nhân hoạt động trong khu công nghiệp” - ông Phan Hữu Thắng cho biết thêm.

Hiện FAIP đang triển khai các hoạt động nhằm hỗ trợ thị trường và các hội viên Liên chi hội phát triển hoạt động đầu tư, kinh doanh một cách hiệu quả; nghiên cứu đề xuất các giải pháp xử lý các vướng mắc trong lĩnh vực đầu tư, tài chính, thuế, hải quan của các doanh nghiệp khu công nghiệp ở Việt Nam; đồng thời tham mưu cho Hiệp hội Tư vấn tài chínhViệt Nam trong hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội cũng như các hoạt động khác liên quan đến kinh tế, tài chính khu công nghiệp nhằm góp phần thúc thúc đẩy mạnh mẽ hơn sự phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế của Việt Nam theo đúng định hướng tăng trưởng xanh và bền vững.

Cũng theo chia sẻ của ông Phan Hữu Thắng, một cuộc hội thảo với chủ đề “Thực trạng các khu công nghiệp hiện nay và các giải pháp tài chính” do FAIP tổ chức, với sự tham gia của gần 100 đại biểu đại diện của các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức tài chính và các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp sẽ diễn ra tại Hà Nội vào đầu tuần tới.

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện cả nước đã có 414 khu công nghiệp, trong đó có 293 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động thu hút đầu tư, với tổng diện tích đất tự nhiên 89.171 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 63.116 ha; 121 khu công nghiệp đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản có tổng diện tích tự nhiên 39.517 ha. Tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê của 293 khu công nghiệp đang hoạt động là 46.551 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy gần 74%.

Hiện đã có các doanh nghiệp của 65 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào các khu công nghiệp Việt Nam, trong đó 10 đối tác đầu tư lớn nhất là đã chiếm 91% tổng vốn FDI vào các khu công nghiệp là: Hàn Quốc (24%), Nhật Bản (17%), Singapore (14%), Đài Loan (Trung Quốc – 12%), Hồng Kông (Trung Quốc - 8%), Trung Quốc (6%), Hà Lan (3%), BritishVirgin Island (3%), Samoa (2%), Malaysia (2%).

Nguyễn Hòa

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục