Mua gì hôm nay 5/4: VHC, BSR, GVR?

(Banker.vn) Theo đánh giá của các CTCK, loạt cổ phiếu VHC, BSR, GVR sẽ sớm lấy lại đà tăng trong thời gian tới.

Đóng cửa phiên giao dịch 5/4, thị trường chứng khoán ghi nhận tín hiệu hồi phục mạnh mẽ khi đóng cửa trong sắc xanh. Với diễn biến hiện tại, các cổ phiếu như VHC, BSR, GVR hiện đang cho điểm mua an toàn.

Mua gì hôm nay 5/4: VHC, BSR, GVR?
Diễn biến thị trường chứng khoán trong phiên giao dịch hôm qua.

Khuyến nghị cổ phiếu VHC

Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ, Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (HOSE: VHC) đã đề ra hai kịch bản kinh doanh trong năm 2024.

Đối với kịch bản cơ bản, Vĩnh Hoàn lên kế hoạch doanh thu 10.700 tỷ đồng, tăng 6,6% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ dự kiến 800 tỷ đồng, giảm 12,9% so với thực hiện trong năm 2023.

Đối với kịch bản cao, VHC dự kiến ghi nhận 11.500 tỷ đồng doanh thu, tăng 14,6% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ dự kiến 1.000 tỷ đồng, tăng 8,8% so với thực hiện trong năm 2023.

Chia sẻ về kế hoạch đầu tư năm 2024, Vĩnh Hoàn dự kiến chi tổng cộng 930 tỷ đồng cho hoạt động này. Công ty sẽ đầu tư mở rộng nâng cấp tăng công suất sản xuất Collagen và cải tạo nhà máy tại Công ty Vĩnh Hoàn Collagen. Ngoài ra, VHC cũng dự định đầu tư, mở rộng kho bãi nhằm tăng năng suất cho các nhà máy như Sa Giang, Vĩnh Phước, Thanh Bình,

Về kế hoạch phân phối lợi nhuận, Vĩnh Hoàn trình cổ đông kế hoạch trả cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 20% bằng tiền, tương ứng 1 cổ phiếu sẽ nhận 2.000 đồng và cổ tức năm 2024 dự kiến bằng tiền với tỷ lệ 20%.

Nhận định về tiềm năng của doanh nghiệp, SSI Research tin rằng lợi nhuận của thủy sản Vĩnh Hoàn đã chạm đáy trong năm 2023, dự báo bắt đầu hồi phục từ năm 2024. Theo đánh giá của SSI, cổ phiếu VHC hiện đang giao dịch ở mức P/E 2024 là 14x, nằm trong vùng P/E 10 năm dao động từ 6x-19x.

Dựa trên kỳ vọng kết quả kinh doanh phục hồi trong năm nay, SSI Research đưa ra khuyến nghị trung lập cho cổ phiếu VHC với giá mục tiêu là 78.500 đồng/cp.

Khuyến nghị mua BSR

Kết quả kinh doanh của CTCP Lọc Hóa dầu Bình Sơn (UPCOM: BSR) có độ nhạy cao với giá dầu. Do đó khi giá dầu tăng BSR sẽ ghi nhận lợi nhuận khả quan và ngược lại.

Hưởng lợi từ quy hoạch hạ tầng dự trữ xăng dầu quốc gia, nguồn dầu thô đầu vào của BSR sẽ ổn định khi kho dự trữ dầu thô được xây dựng tại khu vực Dung Quất.

Lọc dầu Dung Quất vào giai đoạn tạm dừng để bảo dưỡng tổng thể, yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh II/2024, theo đó MAS ước tính doanh thu năm 2024 sẽ giảm khoảng 11% đạt 131.185 tỷ đồng.

Theo đánh giá của Công ty chứng khoán Mirae Asset, cổ phiếu BSR hiện đang trong xu hướng tăng ngắn hạn. Nhóm phân tích khuyến nghị NĐT cân nhắc chiến lược giao dịch ngắn hạn khi mua vào vùng giá 19.700 – 20.000 đồng/cp và cân nhắc chốt lãi tại vùng 22.000 đồng/cp. Về dài hạn, MAS kỳ vọng giá mục tiêu của BSR đạt mức 24.100 đồng/cp.

Khuyến nghị cổ phiếu GVR

Công ty chứng khoán Vietcap nâng giá mục tiêu thêm 70% lên 29.900 đồng/cp và khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG cho Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (HOSE: GVR). Nhóm phân tích nâng giá mục tiêu do đưa 21.000ha dự kiến sẽ được chuyển đổi sang đất KCN vào trong định giá do VCI kỳ vọng việc chuyển đổi đất cao su nhanh hơn và rộng rãi hơn so với dự phóng trước đây.

VCI dự báo mức tăng trưởng LNST sau lợi ích CĐTS là 20%/25%/25% trong các năm 2024/25/26, chủ yếu do kỳ vọng (1) lợi nhuận gộp cải thiện khi nhu cầu tiêu thụ cao su và giá bán trung bình phục hồi so với năm 2023, (2) sự đóng góp ngày càng tăng từ doanh thu mảng KCN, (3) lợi nhuận các công ty liên kết của GVR phục hồi.

Cùng quan điểm với VCI, ông Trần Thanh Phụng, Phó Tổng Giám đốc Cao su Việt Nam đánh giá, trong năm 2023, hoạt động kinh doanh của tập đoàn gặp nhiều khó khăn do giá cao su giảm sâu; ngành gỗ gần như đóng băng, hụt đơn hàng; tiến độ triển khai khu công nghiệp chậm so với dự kiến trong bối cảnh đối mặt nhiều khó khăn vĩ mô trong nước lẫn thế giới. Tuy nhiên, ngay từ đầu năm 2024, giá cao su đã tăng mạnh đem lại kỳ vọng hồi phục tích cực.

“Trong quý 1/2024, toàn tập đoàn tiêu thụ 101.000 tấn cao su với giá bán bình quân 36,7 triệu đồng/tấn, cao hơn cùng kỳ 4,1 triệu đồng/tấn, tương ứng mức tăng 12,6%. Giá hiện hành với mủ cao su chủng SVR 3L (loại mủ phổ biến) đã lên đến 49 triệu đồng/tấn, tăng 12,5 triệu đồng/tấn, tương ứng mức tăng 34% so với đầu năm nay”, ông Trần Thanh Phụng cho biết.

Lãnh đạo Cao su Việt Nam cũng đánh giá mức tăng giá trên là cao ngoài dự kiến, thậm chí “bất thường” trong 10 năm trở lại đây. Nguyên nhân được cho là từ yếu tố thời tiết bất lợi khiến nguồn cung khan hiếm và giá dầu tăng cao đã tác động lan toả đến giá cao su tự nhiên, trong khi đó “nhu cầu thực tế không tăng nhiều”.

Ông Trần Thanh Phụng dự báo, giá cao su còn ở mức cao ít nhất cho đến tháng 5 - 6, thời điểm mùa cạo tới và nguồn cung tăng trở lại. Cao su Việt Nam hiện nhận định, giá cao tự nhiên trong cả năm nay sẽ đạt trung bình 34 - 35 triệu đồng/tấn, tăng 2 - 3 triệu đồng/tấn tương ứng tăng khoảng 6 - 10% so với năm 2023.

Mua gì hôm nay 4/4: DPR, MWG, PDR?

Theo đánh giá của các CTCK, các cổ phiếu DPR, MWG, PDR hiện đang được giao dịch ở mức hấp dẫn.

Dòng tiền tìm tới nhóm BĐS, VN30 chưa thể cân bằng

Trong phiên giao dịch thứ Năm, nhóm cổ phiếu BĐS bất ngờ tỏa sáng khi thu hút được sự quan tâm của dòng tiền.

Nhận định chứng khoán phiên 5/4: Không còn tâm lý lạc quan, VN-Index tiếp tục điều chỉnh?

Mặc dù thanh khoản phiên hôm nay sụt giảm so với phiên trước nhưng vẫn ở mức cao cho thấy tâm lý của nhà đầu ...

Góc nhìn đa chiều

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục