Cụ thể, tổng tài sản ngân hàng MSB ước đạt 236.000 tỷ đồng, tăng 11% so với cuối năm 2022; tín dụng tăng 13,17%; cho vay khách hàng đạt 136.800 tỷ đồng; tiền gửi khách hàng đạt 126.000 tỷ đồng; TOI tăng 19%; Lợi nhuận trước thuế đạt hơn 1.500 tỷ, tăng 2%; Lợi nhuận sau thuế đạt 1.200 tỷ đồng; CAR theo quy định là 11,5%; NIM ở mức cao so với mặt bằng đạt 5,1%.
Năm 2023, ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 6.300 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2022. |
Về tăng trưởng tín dụng, lãnh đạo ngân hàng cho biết, tăng trưởng tín dụng của MSB là 13,17%, gần như đã đạt mức tăng trưởng theo phê duyệt của NHNN. Từ giờ đến cuối năm, ngân hàng sẽ tái cơ cấu lại danh mục khách hàng cho vay để lựa chọn khách hàng tốt tạo ra NIM tốt hơn để phục vụ cho hoạt động thu phí, tài trợ thương mại,.... Đồng thời sẽ tiếp tục xin NHNN cấp thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng.
Đại hội đồng cổ đông đã không thông qua tờ trình về kế hoạch nhận sáp nhập một ngân hàng khác. Chỉ hơn 56% cổ đông tham dự đồng ý với phương án nhận sáp nhập, chưa đạt tỷ lệ cần thiết là 65%. Các tờ trình khác đều được thông qua.
Tại ĐHCĐ, Tổng Giám đốc MSB Nguyễn Hoàng Linh cho biết, trong năm 2023, ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 6.300 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2022. Tổng tài sản dự kiến tăng 8% lên 230.000 tỷ; dư nợ tín dụng tăng 15%, đạt 141.700 tỷ đồng; huy động vốn thị trường 1 và trái phiếu huy động vốn tăng 10% đạt 142.000 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát dưới 3%.
Kế hoạch 2023 được đặt ra trên cơ sở thận trọng, vừa duy trì tăng trưởng hiệu quả, vừa đảm bảo an toàn vốn, giảm thiểu các rủi ro tín dụng, kiểm soát nợ xấu. Trong đó, ngân hàng cho biết sẽ đẩy mạnh tiến độ chiếm thị phần mảng khách hàng cá nhân của ngân hàng bán lẻ để mảng này trở thành động lực tăng trưởng chính của MSB.
Theo tài liệu đại hội, MSB dự kiến sẽ không chia cổ tức, cổ phiếu thưởng trong năm 2023. Trước đó ngân hàng đã thực hiện chi trả cổ tức và chia cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 30% trong hai năm 2021 và 2022.
HĐQT ngân hàng cho biết, do tình hình thị trường cổ phiếu nhiều biến động, ảnh hưởng tiêu cực từ xu thế lãi suất, yêu cầu chú trọng quản trị rủi ro cao từ cơ quan quản lý, ngân hàng muốn giữ nguyên phần vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ như hiện tại để tạo nguồn vốn đệm vững chắc cho ngân hàng.
Khi tình hình thị trường diễn biến tích cực hơn, HĐQT sẽ trình ĐHĐCĐ phương án chia cổ tức/cổ phiếu thưởng phù hợp cho lợi nhuận tạo ra năm 2022. Hiện mức lợi nhuận còn lại, sau thuế và trích lập các quỹ trong năm 2022 là 3.922 tỷ đồng.
MB, VIB, Sacombank, ACB dẫn đầu về doanh số bảo hiểm mới Theo báo cáo cập nhật ngành ngân hàng mới đây của Chứng khoán Vietcombank (VCBS), trong năm 2022, các ngân hàng có động lực đẩy ... |
Khối ngoại có phiên bán ròng mạnh thứ 5 kể từ đầu năm 2023, cổ phiếu MSB là tâm điểm Phiên giao dịch ngày 19/4, khối ngoại có phiên bán ròng mạnh thứ 5 kể từ đầu năm đến nay trên sàn HOSE, xuất phát ... |
Thiên An
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|