Theo đó, MGG sẽ trả cổ tức năm 2021 bằng tiền mặt với tỷ lệ 25% (1 cổ phiếu nhận 2.500 đồng). Với gần 9 triệu cổ phiếu đang lưu hành, doanh nghiệp dệt may cần chi số tiền khoảng 22,5 tỷ đồng cho đợt trả cổ tức này. Ngày đăng ký cuối cùng là ngày 12/10. Thời gian thanh toán là ngày 20/10.
Về tình hình kinh doanh, quý III/2022, MGG ghi nhận doanh thu đạt hơn 737 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp ước tính doanh thu 1.957 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước và vượt 12% kế hoạch năm đề ra.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu MGG có thanh khoản thấp, khối lượng giao dịch trung bình 10 phiên gần nhất chỉ đạt 401 đơn vị. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 6/10, cổ phiếu MGG giảm 2,7% xuống mức 32.400 đồng/cổ phiếu.
Tiền thân là Xí nghiệp sản xuất - dịch vụ may trực thuộc Liên hiệp sản xuất - xuất nhập khẩu may thành lập năm 1990. Sau nhiều lần chuyển đổi thì ngày 1/1/2006, Tổng công ty Đức Giang đã chính thức hoạt động theo quy chế công ty CP.
Tổng công ty Đức Giang – Công ty CP (DUGARCO) là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành dệt may Việt Nam và là nhà sản xuất, cung cấp hàng may mặc uy tín cho nhiều khách hàng nổi tiếng trên thế giới và trong nước.
Diễn biến giá cổ phiếu MGG trong thời gian gần đây (Nguồn: Tradingview) |
Khó khăn bủa vây ngành dệt may
Theo báo cáo mới đây của SSI Research, tình hình ngành dệt may trong quý IV sẽ không khả quan. Về đơn đặt hàng, đơn vị này cho rằng các công ty dệt may gặp khó khăn từ quý IV cho đến 6 tháng đầu năm 2023 do lo ngại lạm phát và lượng hàng tồn kho ở mức cao của khách hàng. Trong nửa đầu tháng 9/2022, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 1,2 tỷ USD, giảm 48% so với nửa đầu tháng 8 năm 2022, cho thấy sự chậm lại đáng kể trong đơn đặt hàng. Số lượng đơn đặt hàng trong quý IV thấp hơn 25-50% so với quý II (tương đương với mức giảm doanh thu 15-20% so với cùng kỳ theo ước tính của SSI Research). Trong đó, tác động sẽ nghiêm trọng hơn đối với những doanh nghiệp có khách hàng chủ yếu ở Mỹ và EU so với những doanh nghiệp có lượng khách hàng lớn ở Nhật Bản và Hàn Quốc.
Về giá bán, hầu hết các khách hàng đang đàm phán để giảm đơn đặt hàng. Những đơn hàng CMT, đơn hàng mà khách hàng chỉ phải trả chi phí nhân công, hiện cũng đang bị ép giá. Các nhà sản xuất sợi đã chứng kiến giá bán bình quân giảm 8% so với cùng kỳ trong tháng 8.
Về chi phí nguyên liệu, giá sợi bông và polyester đã giảm gần đây. Các công ty dự báo chi phí vải sẽ bắt đầu giảm trong quý IV khi nhu cầu vẫn chưa được phục hồi.
Về tác động của tỷ giá, dù các công ty dệt may đều ghi nhận doanh thu bằng USD nhưng hầu hết các chi phí cũng được ghi nhận bằng USD như chi phí nguyên vật liệu, chi phí logistics và chi phí lãi vay. Tỷ giá USD/VND được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong nửa cuối năm 2022, điều này sẽ tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp.
Với những ảnh hưởng trên, SSI Research dự báo các doanh nghiệp dệt may sẽ ghi nhận doanh thu giảm và lỗ ròng trong 6 tháng đầu năm 2023.
Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin về giá khác mà nhiều người quan tâm được liên tục cập nhật như: #Tỷ giá ngoại tệ #giá vàng #Giá xăng dầu hôm nay #giá hồ tiêu hôm nay #giá heo hơi hôm nay #giá cà phê #cập nhật bảng giá điện thoại. Kính mời độc giả đón đọc.
Cổ tức tuần mới: Hàng loạt doanh nghiệp sắp trả cổ tức tiền mặt, cao nhất 273% Trong tuần từ 7/12 đến 13/12/2021 trên thị trường chứng khoán Việt Nam có hàng chục doanh nghiệp chốt quyền nhận cổ tức cũng như ... |
Vi phạm về thuế, May Đức Giang (MGG) bị phạt và truy thu hơn 400 triệu đồng Cục thuế TP Hà Nội ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế với Tổng Công ty Đức Giang - CTCP (UPCoM: ... |
Thêm 6 doanh nghiệp vừa công bố lịch chốt quyền trả cổ tức bằng tiền Mới đây, thêm 6 doanh nghiệp ra thông báo sẽ thực hiện chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức tiền mặt năm 2021. Đáng ... |
Nguyễn Linh
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|