Lý giải biến động giá cà phê quốc tế và diễn biến tại thị trường trong nước

(Banker.vn) Giá cà phê trên thị trường quốc tế và nội địa đều rơi vào xu hướng giảm nhẹ trong nửa tháng qua.

Thời tiết bất lợi khiến giá cà phê Arabica giảm

Trên sàn giao dịch New York, giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 11 nhích nhẹ so với một tháng qua và giảm 15% trong ba tháng gần đây. Tương tự, giá cà phê Robusta tiếp tục giảm vào những ngày đầu tháng 9 sau báo cáo tồn kho cà phê trên sở ICE London tăng vọt, kết thúc chuỗi giảm kéo dài ba tháng qua. Bên cạnh đó, các quỹ và đầu cơ trên các sàn giao dịch hàng hóa đẩy mạnh bán ròng cũng tác động tiêu cực lên giá cà phê.

Lý giải biến động giá cà phê quốc tế và diễn biến tại thị trường trong nước
Mộc Trà tổng hợp (Đv: USD/tấn)

Tại các vùng trồng cà phê chính của Brazil, mưa lớn gây cản trở thu hoạch mùa vụ đang ở giai đoạn cuối. Tuy nhiên, đồng Real giảm so với đồng USD tiếp tục hỗ trợ người trồng cà phê đẩy mạnh xuất khẩu. Điều này đã đẩy giá cà phê Arabica giảm.

Giá cà phê nội địa trong xu hướng giảm nhẹ

Lý giải diễn biến giá cà phê quốc tế và tình hình thị trường trong nước?
Diễn biến giá cà phê nội địa từ đầu tháng 3. Nguồn: Giacaphe

Theo Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương, những ngày đầu tháng 9/2023, giá cà phê Robusta tại thị trường nội địa giảm mạnh so với cuối tháng 8/2023. Ngày 9/9/2023, giá cà phê Robusta giảm từ 1.300 – 1.400 đồng/kg so với ngày 31/8/2023. Cụ thể, tại các tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông, giá cà phê Robusta cùng giảm 1.300 đồng/kg, xuống còn 64.500 – 65.400 đồng/kg; tại tỉnh Đắk Lắk, giá giảm 1.400 đồng/kg, xuống còn 65.200 đồng/kg.

Lý giải diễn biến giá cà phê quốc tế và tình hình thị trường trong nước?
Mộc Trà tổng hợp

Về cơ cấu thị trường, so với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu cà phê tháng 8/2023 sang hầu hết các thị trường truyền thống giảm, ngoại trừ Nhật Bản, Hà Lan, Indonesia. Tính chung 8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cà phê sang các thị trường Đức, Tây Ban Nha, Bỉ giảm, nhưng xuất khẩu sang Ý, Mỹ, Nhật Bản, Nga, Algeria, Hà Lan, Mexico tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê sang thị trường Indonesia tăng trưởng đến 3 con số.

Lý giải diễn biến giá cà phê quốc tế và tình hình thị trường trong nước?
Nguồn: Cục XNK/Tổng cục hải quan

EU giảm nhập khẩu cà phê

Theo Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), 6 tháng đầu năm 2023, EU nhập khẩu cà phê từ thị trường ngoại khối đạt xấp xỉ 1,4 triệu tấn, trị giá 5,4 tỷ EUR (tương đương 5,8 tỷ USD), giảm 7,8% về lượng và giảm 12,7% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Tính riêng tháng 6/2023, EU nhập khẩu cà phê từ thị trường ngoại khối đạt 232,3 nghìn tấn, trị giá 936,96 triệu EUR (tương đương trên 1 tỷ USD), giảm 7,5% về lượng và giảm 0,6% về trị giá so với tháng 5/2023, giảm 9,2% về lượng và giảm 14,6% về trị giá so với tháng 6/2022.

Về giá giao dịch, tháng 6/2023, giá nhập khẩu bình quân cà phê của EU từ thị trường ngoại khối đạt mức 4.034 EUR/tấn, tăng 7,5% so với tháng 5/2023, nhưng giảm 5,9% so với tháng 6/2022. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, giá nhập khẩu bình quân cà phê của EU từ thị trường ngoại khối đạt mức 3.813 EUR/tấn, giảm 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, giá nhập khẩu bình quân cà phê của EU từ hầu hết thị trường ngoại khối giảm, ngoại trừ Urganda, Ấn Độ, Peru.

Cơ cấu nguồn cung cà phê ngoại khối cho EU tập trung chủ yếu từ các thị trường Brazil, Việt Nam, Honduras, Urganda … Theo Eurostat, Brazil là nguồn cung cà phê ngoại khối lớn nhất cho EU trong 6 tháng đầu năm 2023, đạt 440,29 nghìn tấn, trị giá gần 1,67 tỷ EUR (tương đương 1,78 tỷ USD), giảm 18,9% về lượng và giảm 21% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Thị phần cà phê của Brazil trong tổng lượng nhập khẩu của EU từ thị trường ngoại khối giảm từ 35,33% trong 6 tháng đầu năm 2022 xuống còn 31,06% trong 6 tháng đầu năm 2023. Ngược lại, EU tăng nhập khẩu cà phê từ Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2023, tăng 21% về lượng và tăng 18,1% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 389,9 nghìn tấn, trị giá 854,23 triệu EUR (tương đương 914,11 triệu USD). Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của EU ghi nhận 27,5% trong 6 tháng đầu năm, so với 20,96% cùng kỳ.

Lý giải diễn biến giá cà phê quốc tế và tình hình thị trường trong nước?
Nguồn: Cục XNK/Tổng cục hải quan
Thị trường hàng hóa hôm nay 15/9: Giá dầu vượt 93 USD/thùng, cà phê và đường hồi phục tích cực

Trên thị trường hàng hóa trong phiên hôm nay, giá dầu thô WTI và Brent đều ghi nhận trên 90 USD/thùng, bất chấp việc USD ...

Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc 8 tháng đầu năm tăng gấp hơn 2 lần cùng kỳ

Theo Cục Xuất nhập khẩu, xuất khẩu hàng rau quả tiếp tục ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao nhờ trị giá xuất khẩu sang ...

Ngành đường Ấn Độ trải qua tháng 8 khô hạn nhất trong hơn một thế kỷ

Vụ mía đường của Ấn Độ không nhận được lượng mưa dồi dào trong giai đoạn tăng trưởng quan trọng của năm nay, khiến triển ...

Mộc Trà

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục