Lương hưu đã tăng bao nhiêu lần kể từ năm 1995 đến nay?

(Banker.vn) Sau nhiều lần điều chỉnh, mức lương của người nghỉ hưu hiện nay đã tăng từ 21 đến 26 lần so với mức lương hưu tại thời điểm năm 1995.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, dự kiến từ ngày 1/7 tới đây mức lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội được điều chỉnh tăng 15%. Khi đề xuất được thông qua, phạm vi áp dụng rất rộng, tới hơn 3,3 triệu người, bao gồm người đang hưởng lương hưu từ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (khối nhà nước, tư nhân) và người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Lương hưu đã tăng bao nhiêu lần kể từ năm 1995 đến nay?

Tỉ lệ tăng này đã được các cơ quan quản lý tính toán kỹ lưỡng, đảm bảo công bằng, hợp lý, hài hòa, có sự chia sẻ giữa người đang hưởng lương hưu và người đang đóng bảo hiểm xã hội, giữa khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước, giữa các thế hệ tham gia và thụ hưởng chính sách; đồng thời đảm bảo khả năng cân đối quỹ bảo hiểm xã hội trong dài hạn.

Bên cạnh đó, từ ngày 1/7, Chính phủ cũng đề nghị tăng lương tối thiểu vùng thêm 6%. Thực hiện các đề xuất trên sẽ đảm bảo lương hưu của người lao động được đảm bảo tăng mang tính lâu dài với tính toán cân nhắc đến khả năng của doanh nghiệp và sự hỗ trợ của Nhà nước.

Là cơ quan thuộc Chính phủ được giao thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết cơ quan này đã sẵn sàng tập trung mọi nguồn lực để thực hiện khi đề xuất được Quốc hội thông qua.

Đó là triển khai đồng bộ các giải pháp, lên phương án, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin; tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình chi trả; phối hợp giải quyết, xử lý dứt điểm các tình huống phát sinh, phản ánh kịp thời vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo tốt nhất việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người thụ hưởng một cách kịp thời, hiệu quả.

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, để bảo đảm đời sống cho người nghỉ hưu, từ năm 1995 đến hết năm 2023, Quốc hội, Chính phủ đã tiến hành 23 lần điều chỉnh lương hưu.

Sau nhiều lần điều chỉnh, mức lương của người nghỉ hưu hiện nay đã tăng từ 21 đến 26 lần so với mức lương hưu tại thời điểm năm 1995.

Mức hưởng lương hưu không cố định tại thời điểm nghỉ hưu mà định kỳ được điều chỉnh tăng theo chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách Nhà nước và quỹ Bảo hiểm xã hội để đảm bảo cuộc sống của người nghỉ hưu.

Việc điều chỉnh mức hưởng lương hưu đã và đang góp phần nhằm ổn định cuộc sống cho người nghỉ hưu, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước đối với người lao động khi hết tuổi lao động.

Ngoài lương hưu hằng tháng, người hưởng còn được cấp thẻ BHYT miễn phí trong suốt thời gian nghỉ hưu để được hưởng các quyền lợi khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe do Quỹ BHYT chi trả với mức hưởng là 95%.

Đối tượng nào được tăng lương nhiều nhất từ 1/7/2024?

Từ ngày 1/7/2024 sẽ thực hiện tổng thể chính sách cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW. Đối tượng nào được tăng lương ...

Cách tính lương hưu sau cải cách tiền lương 1/7/2024

Chính phủ thống nhất về nguyên tắc việc quy định mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để tính ...

3 loại tiền lương sẽ tăng sau cải cách tiền lương từ 1/7/2024

Sau cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024, tiền lương trung bình của công chức, viên chức tăng khoảng 30%.

Linh Đan

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục