Trong quý IV/2022, Công ty CP Tập đoàn Hoà Phát (HOSE: HPG) khiến giới đầu tư bất ngờ với khoản lỗ gần 2.000 tỷ đồng, đánh dấu quý lỗ nặng nhất từ trước đến nay. Doanh thu của “vua thép” cũng giảm 42% so với cùng kỳ trong quý IV.
Lũy kế cả năm 2022, HPG đạt doanh thu 142.000 tỷ đồng, giảm 5% so với năm 2021. Lợi nhuận sau thuế cả năm của doanh nghiệp đạt hơn 8.400 tỷ đồng, chỉ bằng 24% so với năm 2021.
VNDirect dự phóng lợi nhuận ròng ròng năm 2023-2024 của HPG sẽ tăng trưởng lần lượt 22,2%-41,9% so với cùng kỳ lên 10.366-14.711 tỷ đồng. Hình minh họa |
Mới đây, Công ty chứng khoán VNDirect (VND) đã đánh giá triển vọng lợi nhuận của Hoà Phát trong năm 2023. Theo kế hoạch của ban lãnh đạo Hòa Phát, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2023 sẽ lần lượt là 150.000 tỷ đồng (+6,1% so với cùng kỳ) và 8.000 tỷ đồng (-5,7% so với cùng kỳ).
VNDirect cho rằng, kế hoạch kinh doanh này đã được đưa ra trên quan điểm thận trọng của ban lãnh đạo HPG, đặc biệt trong bối cảnh giá nguyên liệu đầu vào biến động và nhu cầu thép yếu như hiện nay. Do kết quả kinh doanh kém khả quan trong năm 2022 và chi phí đầu tư lớn trong năm 2023-2024 cho Khu liên hợp gang thép Dung Quất giai đoạn 2, HPG cũng sẽ không trả cổ tức tiền mặt trong năm 2023.
Giá nguyên liệu rác động đến HPG |
Đi theo xu hướng của ngành thép Việt Nam, sản lượng tiêu thụ của Hòa Phát trong quý IV/2022 chỉ đạt 1,75 triệu tấn, giảm 31% so với cùng kỳ và 12% so với quý trước đó. Trong đó, mức bán hàng ghi nhận giảm ở tất cả các nhóm sản phẩm, cụ thể là thép xây dựng (-24,9% so với cùng kỳ), HRC (-5,9% so với cùng kỳ), tôn mạ (-49% so với cùng kỳ) và ống thép (-2,9% so với cùng kỳ).
Mặc dù tăng trưởng sản lượng tiêu thụ thép xây dựng của Hòa Phát năm 2022 là vượt trội so với toàn ngành, VNDirect vẫn điều chỉnh giảm dự phóng sản lượng bán hàng trong năm 2023 xuống 3,9 triệu tấn (-8,3% so với cùng kỳ) và thấp hơn 16,8% so với dự phóng trước đó.
Hòa Phát mới chỉ vận hành trở lại một/bốn lò cao tại Hải Dương từ 27/12/2022. Mặc dù vậy, sản lượng sản xuất của công ty vẫn ghi nhận mức thấp trong 2 tháng đầu năm 2023 với tổng sản lượng chỉ đạt 809 nghìn tấn (-42% so với cùng kỳ).
Thời điểm hiện tại, công ty hiện vẫn còn 3 lò cao đang đóng và chưa có kế hoạch cụ thể cho việc vận hành trở lại. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nhu cầu kỳ vọng trong ngắn hạn đối với các sản phẩm thép vẫn thấp.
VNDirect kỳ vọng 3 lò cao còn lại sẽ bắt đầu hoạt động trở lại từ tháng 5/2023 và tăng dần hiệu suất hoạt động lên 90% kể từ tháng 9/2023. Do đó, sản lượng sản xuất thép thô của Hòa Phát năm 2023 sẽ đạt 7,16 triệu tấn (-5% so với cùng kỳ).
Kết quả kinh doanh kém hơn kỳ vọng trong quý IV/2022 do chi phí nguyên liệu đầu vào cao. VNDirect cho rằng lợi nhuận ròng của Hòa Phát vẫn sẽ ghi nhận ở mức thấp trong nửa đầu năm 2023, trước khi tăng trưởng tích cực trở lại từ quý III/2023 nhờ 3 yếu tố: Sản lượng tiêu thụ thép tăng trở lại từ mức thấp của nửa cuối năm 2022, biên lợi nhuận ròng gộp được cải thiện khi giá nguyên liệu đầu vào giảm và dự phóng giảm giá hàng tôn kho thấp hơn và cải thiện lỗ ròng chi phí tài chính khi lỗ tỷ giá giảm mạnh.
Theo diễn biến của giá hàng hóa giao ngay (bao gồm giá thép, quặng sắt, than cốc và thép phế), VNDirect ước tính biên EBITDA của HPG trong quý I/2023 thấp hơn 1,8 điểm % so với quý IV/2022. Với nhu cầu yếu, VNDirect lo ngại về khả năng chuyển rủi ro tăng giá nguyên liệu đầu vào của HPG sang phía người tiêu dùng cuối cùng.
Bên cạnh đó, hiệu suất vận hành nhà máy thấp trong nửa đầu năm 2023 cũng sẽ tác động tới biên lợi nhuận của công ty. Do đó, chuyên gia dự phóng lợi nhuận ròng của công ty có thể vẫn sẽ âm trong quý I/2023.
Tuy nhiên, VNDirect tin rằng lợi nhuận ròng ròng của HPG sẽ có bước ngoặt tăng trưởng sẽ tới từ quý III/2023 nhờ hiệu ứng mức nền thấp của năm trước đó, biên lợi nhuận ròng gộp phục hồi và giảm lỗ chi phí tài chính.
Các yếu tố hỗ trợ bao gồm: sản lượng tiêu thụ thép tăng trở lại từ mức thấp của nửa cuối năm 2022; giá nguyên liệu đầu vào giảm và dự phóng giảm giá hàng tồn kho thấp hơn và cải thiện lỗ ròng chi phí tài chính khi lỗ tỷ giá giảm mạnh.
Ngoài ra, 3 lò cao còn lại được kỳ vọng sẽ bắt đầu hoạt động trở lại từ tháng 5/2023 và tăng dần hiệu suất hoạt động lên 90% kể từ tháng 9/2023. Do đó, sản lượng sản xuất thép thô của HPG năm 2023 sẽ đạt 7,16 triệu tấn.
Do đó, VNDirect dự phóng lợi nhuận ròng ròng năm 2023-2024 của HPG sẽ tăng trưởng lần lượt 22,2%-41,9% so với cùng kỳ lên 10.366-14.711 tỷ đồng.
Định giá của VNDirect dựa trên sự kết hợp 2 phương pháp với tỉ trọng bằng nhau là định giá DCF trong dự báo 10 năm và định giá P/B. Trong mô hình định giá P/B, VNDirect sử dụng P/B mục tiêu cho giá trị sổ sách 2023 là 1,3 lần, cao hơn 30% so với giả định trước đó nhờ tâm lý của thị trường đối với ngành thép đã được cải thiện trong bối cảnh giá thép tăng.
Mức P/B mục tiêu mới của VNDirect tương đương với mức P/B của các công ty cùng ngành với mức sinh lời tương đương trong khu vực.
Giá cổ phiếu HPG đã tăng mạnh 67% trong 4 tháng gần nhất, vượt trội so với VN-Index (+12,4%) nhờ giá bán thép tăng và Trung Quốc mở cửa lại nền kinh tế. HPG hiện đang được giao dịch ở mức P/E 2023-24 lần lượt là 12.0x-8.7x, không quá hấp dẫn để đầu tư ngắn hạn – mặc dù điều này là không bất ngờ khi ngành thép đang ở chu kỳ khó khăn.
VNDirect cho rằng, HPG đang trong giai đoạn khó khăn nhất của chu kỳ kinh doanh và dữ liệu gần đây cho thấy tốc độ phục hồi đang khá chậm.
Tuy nhiên, VNDirect vẫn ưu tiên HPG cho đầu tư dài hạn nhờ :
(1) vị thế hàng đầu của HPG trong ngành thép Đông Nam Á sẽ giúp công ty hưởng lợi từ nhu cầu xây dựng mạnh mẽ ở cả mảng dân dụng và cơ sở hạ tầng.
(2) bảng cân đối kế toán lành mạnh của công ty với lượng tiền mặt dồi dào sẽ giúp HPG có thể gia tăng thị phần trong giai đoạn giá thép giảm.
(3) Khu liên hợp Dung Quất 2 sẽ giúp HPG tăng công suất sản xuất thép thô lên 14,6 triệu tấn/năm từ năm 2025, tăng 66% so với hiện nay. Bên cạnh đó, thép cuộn cán nóng (HRC) - sản phẩm đầu ra chính của Khu liên hợp Dung Quất 2, vẫn đang đối mặt với tình trạng khan hiếm nguồn cung tại thị trường nội địa và phụ thuộc vào xuất khẩu, do đó những lo ngại về tình trạng dư cung thép của HPG trong giai đoạn 2025-2030 là thấp, theo quan điểm của VNDirect.
Động lực tăng giá là các dự án mới (dự án nhôm, bất động sản và thiết bị gia dụng) để phát triển chuỗi giá trị. Rủi ro giảm giá bao gồm chính sách tiền tệ thắt chặt tại Việt Nam khiến lãi vay cao hơn kỳ vọng và giá USD tăng mạnh hơn kỳ vọng.
Trong một báo cáo mới đât, Công ty chứng khoán KB Việt Nam – KBSV dự phóng sản lượng tiêu thụ của HPG trong quý I/2023 sẽ đạt 1.453.750 tấn (giảm 42% so với cùng kỳ) và sẽ có sự cải thiện từ quý II/2023 với giả định các cơ chế hỗ trợ thị trường bất động sản được thông qua và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sôi động hơn. Tuy nhiên, trong kịch bản thận trọng, KBSV cho rằng các lò cao sẽ quay trở lại hoạt động 100% công suất từ quý IV/2023, trước đó sẽ có 1 lò cao hoạt động trở lại trong quý II/2023. KBSV dự phóng kết quả kinh doanh của HPG trong quý I/2023 vẫn tiếp tục ảm đạm với doanh thu suy giảm 44% so với cùng kỳ, còn 24.588 tỷ đồng; biên lợi nhuận thấp (đạt 3% so với 23% cùng kỳ năm trước). Công ty vẫn rơi vào cảnh thua lỗ với khoản lỗ sau thuế 130 tỷ đồng (giảm 102% so với cùng kỳ) nhờ hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho do giá nguyên vật liệu trong quý I/2023 hồi phục về vùng của quý II và quý III/2022. |
SSI nói gì về cổ phiếu Gemadept (GMD)? SSI ưa thích GMD bởi công ty có vị thế vững chắc trong ngành logistics cũng như mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ trong những ... |
SSI Research chỉ ra 7 mã cổ phiếu tiềm năng mở ra cơ hội đầu tư cho tháng 3 Theo báo cáo chiến lược thị trường tháng 3 của Công ty Chứng khoán SSI - SSI Research, dòng tiền dài hạn sẽ bước vào ... |
SSI Research nhận định gì về thị trường chứng khoán trong tháng 3? Trong ngắn và trung hạn, SSI Research nhận định thị trường vẫn còn rủi ro tiềm ẩn và chưa có kỳ vọng bứt phá bởi ... |
Đức Anh
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|