Vietcombank có tân Tổng giám đốc | |
Cổ phiếu ngân hàng hồi phục mạnh mẽ, thanh khoản tăng vọt |
Năm 2022, lợi nhuận BIDV tăng hơn 70%
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV - Mã: BID) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022 với lợi nhuận tăng trưởng đột biến, gần gấp đôi cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, trong quý IV/2022, lợi nhuận trước thuế của BIDV đạt 5.381 tỷ đồng, tăng hơn 91% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế tăng 88,7% đạt gần 4.262 tỷ đồng.
BIDV sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt trong năm 2023? |
Theo giải trình của ngân hàng, tăng trưởng lợi nhuận quý IV đến từ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng, hoạt động từ kinh doanh ngoại hối và cắt giảm chi phí dự phòng rủi ro do chất lượng tín dụng được kiểm soát tốt.
Luỹ kế cả năm 2022, BIDV lãi trước thuế 23.057 tỷ đồng, mức cao nhất từ trước tới nay, tăng 70,2% so với năm trước. Lãi sau thuế đạt hơn 18.453 tỷ đồng.
Có thể nhận thấy mặc dù lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của BIDV chỉ tăng hơn 9% so với năm trước nhưng nhờ cắt giảm 18,6% (tương đương gần 5.500 tỷ đồng)chi phí dự phòng rủi ro nên lợi nhuận trước thuế mới có được tăng trưởng cao.
Trong năm 2022, cho vay khách hàng và tiền gửi khách hàng của BIDV tăng trưởng khiêm tốn lần lượt 12,4% và 6,8% đạt hơn 1,52 triệu tỷ đồng và 1,47 triệu tỷ đồng. Trong khi đó, tổng tài sản của ngân hàng tăng mạnh hơn 20% vượt mốc 2 triệu tỷ đồng và là ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất hệ thống tính đến thời điểm hiện tại.
Số dư nợ xấu của ngân hàng tăng hơn 30% lên 17.622 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu nhích nhẹ từ 1% cuối năm 2021 lên 1,16%. Ngân hàng cũng đã tăng mạnh trích lập dự phòng rủi ro cho vay khách hàng lên 38.198 tỷ đồng, tăng 31,2% so với năm trước.
BIDV sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt trong năm 2023?
Tại Hội nghị Triển khai nhiệm vụ công tác Đảng và công tác kinh doanh năm 2023, lãnh đạo BIDV cho biết ngân hàng phấn đấu hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm nay với dư nợ tín dụng điều hành theo giới hạn tín dụng NHNN giao, dự kiến tăng 12% - 13%; Huy động vốn điều hành phù hợp với sử dụng vốn, đảm bảo an toàn, hiệu quả, dự kiến tăng 11%; Kiểm soát tỷ lệ nợ xấu theo Thông tư 11 ở mức ≤1,4%...
Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng, chất lượng tài sản của BIDV đã được cải thiện tốt kể từ khi tất toán trái phiếu VAMC. Tỷ lệ nợ xấu hình thành ròng cũng như tỷ lệ nợ xấu và dư nợ cơ cấu Covid-19 đã cho thấy xu hướng đi xuống từ mức nền cao trước đó mặc dù có bật tăng trở lại trong một số giai đoạn căng thẳng.
Điều này được cho là nhờ cách tiếp cận thận trọng hơn đối với chính sách trích lập dự phòng khi tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu đã chuyển sang mức ba con số kể từ đầu năm 2021 và duy trì ở mức cao cho đến thời điểm hiện tại, điều này đã thúc đẩy khả năng phục hồi của ngân hàng để đối phó với những bất ổn sắp tới.
Về dài hạn, VDSC dự kiến chi phí tín dụng biên của BIDV sẽ giảm dần xuống mức bền vững hơn nhờ vào bộ đệm vững chắc trước đó và sự chuyển đổi toàn diện theo hướng mở rộng tài sản lành mạnh. Kế hoạch tăng vốn tiềm năng cũng sẽ góp phần thúc đẩy sự mở rộng hiệu quả cùng với hành trình nâng cao chất lượng tài sản thông qua tăng cường tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng…
Hoàng Hà
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|