Kinh Bắc (KBC) muốn vay tín chấp 1.000 tỷ đồng từ công ty con |
VN-Index khép lại phiên cuối tuần, cuối tháng, cuối quý 1 bằng diễn biến khá khởi sắc. Sau thời gian giằng co trước ngưỡng cản 1.060 điểm, lực kéo từ cổ phiếu trụ giúp chỉ số bật tăng sát ngưỡng 1.065 điểm. VN-Index ghi nhận chuỗi 9 phiên tăng giá liên tiếp. Kết phiên, VN-Index tăng 5,2 điểm (tương đương 0,49%) để tiến lên mốc 1.064 điểm. Sắc xanh chiếm sóng với mã giảm 426 mã tăng điểm, áp đảo hoàn toàn so với mã giảm. Giao dịch khối ngoại khá tích cực khi họ mua ròng với tổng giá trị 180 tỷ đồng trên toàn thị trường.
Xét riêng theo Ngành, chỉ số đại diện nhóm cổ phiếu bất động sản tăng 2,05% trong đó VHM và VIC là 2 trụ cột chính của nhóm đồng thời cũng là 2 mã tích cực nhất toàn thị trường trong phiên hôm nay với việc góp 3,5 điểm tăng cho VN-Index.
Tại nhóm bất động sản, các mã như HQC, CEO, DIG, HDC, NTL,... cũng kết phiên tăng điểm từ 1 - 3,5%. Bên cạnh sắc tím của cổ phiếu NLG (Đầu tư Nam Long), một cổ phiếu khác cũng ghi dấu ấn mạnh mẽ là KBC của Đô thị Kinh Bắc khi cũng được kéo trần.
Lần gần nhất cổ phiếu KBC này tăng trần đã cách đây hơn 2 tháng |
Cụ thể, cổ phiếu KBC tăng trần lên mức 24.250 đồng/cổ phiếu. Được biết, lần gần nhất cổ phiếu này tăng trần đã cách đây hơn 2 tháng (phiên 27/1/2023). Cùng với sắc tím, thanh khoản cổ phiếu KBC cũng tăng đột biến lên 11,2 triệu đơn vị - cao gấp 3 - 4 lần trung bình 10 phiên trước đó.
Liên quan đến Kinh Bắc, được biết, công vừa thông báo hoàn tất chuyển nhượng toàn bộ vốn góp tại Công ty TNHH MTV Đầu tư Kinh Bắc - Đà Nẵng với giá trị góp vốn là 1.091 tỷ đồng - tương đương 100% vốn của Kinh Bắc - Đà Nẵng. Thời gian hoàn thành chuyển nhượng là 29/3. Đáng nói, chỉ trước đó nửa tháng, KBC vừa thực hiện tăng vốn điều lệ cho đơn vị này lên gần 1.100 tỷ đồng.
Ngày 30/3, Kinh Bắc cũng thông qua việc vay vốn tín chấp Công ty CP Khu công nghiệp Sài Gòn - Bắc Giang. Hạn mức khoản vay là 1.000 tỷ đồng, có thể giải ngân nhiều lần, tương ứng với từng hợp đồng vay vốn cụ thể đến khi giải ngân hết hạn mức.
Ở một diễn biến khác, HĐQT KBC vừa thống nhất thông qua phương án mua lại toàn bộ 1.000 tỷ đồng của lô trái phiếu KBCH2124003 (với lãi suất mua lại 11,4%/năm). Lô trái phiếu có thời hạn 3 năm, được phát hành ngày 11/11/2021. Giá mua lại bằng tổng mệnh giá trái phiếu mua lại và lãi phát sinh.
Diễn biến giá cổ phiếu KBC từ đầu năm 2023 đến nay (Nguồn: TradingView) |
Vể kết quả kinh doanh, kết thúc quý IV/2022, KBC ghi nhận doanh thu thuần âm 331 tỷ (cùng kỳ đạt 1.169 tỷ đồng); lỗ từ hoạt động kinh doanh là 532 tỷ đồng và lỗ sau thuế là 539 tỷ đồng - cùng kỳ lãi gần 619 tỷ đồng.
Luỹ kế năm 2022, doanh thu thuần năm 2022 của Kinh Bắc đạt 957 tỷ đồng - giảm 77% so với cùng kỳ và bằng 9,7% kế hoạch cả năm và lãi sau thuế đạt 1.595 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ đạt 4.500 tỷ đồng, bằng 34% kế hoạch năm.
Theo giải trình từ KBC, trong năm 2022, Công ty đã ký cho thuê 107ha đất KCN với tổng giá trị gần 3.540 tỷ đồng, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài lớn. Tại KCN Quang Châu, Bắc Giang, tổng diện tích KCN đã ký cho thuê là 77,4 ha trị giá 2.460 tỷ đồng. Đặc biệt, công ty đã ký cho thuê 49,6 ha đất với dự án “Nhà máy công nghệ chính xác Fulian” cho nhà đầu tư Ingrasys (Singapore) Pte.Ltd trực thuộc Foxconn của Đài loan tại KCN Quang Châu, tổng giá trị trên 1.624 tỷ đồng. Tại KCN Nam Sơn FIạp Lĩnh, công ty đã ký cho thuê 30 ha với giá trị 981 tỷ đồng.
Tuy nhiên, do một số nhà đầu tư nước ngoài chưa được cấp Giấy phép đầu tư nên chưa kịp bàn giao trong năm 2022, do đó doanh thu bán hàng sẽ được chuyển năm 2023 mới có thể ghi nhận được. KBC cho biết, tổng các họp đồng này có thể mang lại lợi nhuận gộp hơn 1.800 tỷ đồng cho KBC trong năm 2023.
Tính đến 31/12/2022, tổng vay nợ của KBC đạt khoảng 7.600 tỷ đồng, tăng gần 600 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, nợ vay ngắn hạn tăng hơn 2.300 tỷ đồng do khoản trái phiếu đáo hạn đến tháng 6/2023. Mặc dù vay nợ có tăng so với đầu năm nhưng các hệ số đòn bẩy tài chính vẫn ở mức an toàn. Tỷ lệ nợ vay vẫn nhỏ so với tổng tài sản và tài sản lưu động. Quy mô tổng tài sản 35.000 tỷ đồng, trong đó tài sản ngắn hạn đạt gần 28.000 tỷ đồng. Hiện tại, số dư tiền mặt và đầu tư tài chính hơn 4.000 tỷ đồng khá cao so với áp lực nợ ngắn hạn.
Agriseco Research đánh giá triển vọng KBC khả quan hơn trong năm 2023. Cụ thể, doanh thu và lợi nhuận năm 2023 kỳ vọng sẽ khả quan hơn so với năm 2022 nhờ (1) Ghi nhận doanh thu từ các dự án ký MOU (KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh, Quang Châu mở rộng với tổng trị giá hơn 3.500 tỷ đồng; (2) Vốn FDI đăng ký vào TP. HCM, Bắc Giang, Bắc Ninh – nơi tập trung nhiều dự án của KBC tiếp tục tăng.
Tuy nhiên việc đạt kế hoạch đề ra đầu năm sẽ gặp nhiều thách thức do bối cảnh chung thị trường BĐS. Về trung và dài hạn, KBC vẫn tiềm năng nhờ quỹ đất thương phẩm lớn hơn 1.000ha (Tràng Duệ 3, Tân Tập, Nam Tân Tập) nằm tại các tỉnh thu hút vốn FDI cao trải dài từ Bắc vào Nam.
Nhìn chung, kết quả kinh doanh của KBC năm 2022 chưa đạt kỳ vọng của Agriseco Research khi tiến độ bán hàng chậm hơn kỳ vọng cũng như chưa ghi nhận vào doanh thu đối với các hợp đồng đã ký biên bản ghi nhớ. Riêng dự án Tràng Cát, tiến độ có thể chậm lại do ảnh hưởng chung của thị trường bất động sản.
Trong năm 2023, Agriseco Research đánh giá tình hình có thể khả quan hơn với đóng góp từ các KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh, Quang Châu. KBC vẫn có triển vọng tốt trong dài hạn nhờ quỹ đất lớn tại các tỉnh thành đang thu hút vốn FDI.
“Cá mập" PYN Elite Fund: Tỷ lệ cho vay margin đã giảm xuống mức rất thấp Các nhà đầu tư cá nhân Việt Nam đã giảm đáng kể việc sử dụng các khoản vay ký quỹ (margin) trên tài khoản giao ... |
VNDirect: Tín hiệu đảo chiều chính sách tiền tệ là yếu tố hỗ trợ cho xu hướng thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán Việt Nam hồi phục ấn tượng trong tuần qua với 5/5 phiên tăng điểm, qua đó giúp VN-Index có chuỗi 9 ... |
Tự doanh tiếp đà mua ròng 266 tỷ đồng phiên cuối cùng tháng 3, VPB được gom mạnh Phiên giao dịch cuối cùng của tháng 3, cùng chiều khối ngoại, tự doanh công ty chứng khoán tiếp tục mua ròng khoảng 266 tỷ ... |
Nhật Hải
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|