Theo đó, CBR cho biết, nguyên nhân đưa ra quyết định cắt giảm lãi suất trong kỳ họp lần này là tốc độ tăng giá tiêu dùng tại Nga hiện tại vẫn ở mức thấp do thiếu động lực từ nhu cầu tiêu dùng trong nước, góp phần làm lạm phát tại nước này giảm. Cụ thể, tháng 6, lạm phát tại Nga giảm xuống còn 15,9% từ mức17,1% trong tháng 5. Theo ước tính vào ngày 15/7, lạm phát tại nước này đã giảm xuống mức 15,5%.
Bên cạnh đó, CBR nhấn mạnh, dù tốc độ giảm tốc của nền kinh tế diễn ra chậm hơn so với dự kiến , tuy nhiên, các điều kiện bên ngoài đối với nền kinh tế Nga vẫn rất khó khăn và gây cản trở đáng kể lên hoạt động kinh tế trong nước, đồng thời, có sự không đồng nhất rõ rệt về xu hướng giữa các ngành và giữa khu vực.
Ngân hàng trung ương cho biết sẽ đánh giá khả năng tiếp tục cắt giảm lãi suất trong nửa cuối năm 2022. Theo dự báo của CBR, lạm phát tại Nga dự kiến sẽ giảm xuống 12 - 15% trong năm 2022, 5 - 7% vào năm 2023 và trở lại 4% vào năm 2024.
Vào cuối tháng 2, vài ngày sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine kéo theo các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Moscow, CBR đã tăng gấp đôi lãi suất chủ chốt, từ 9,5% lên 20%, để ngăn chặn đà lao dốc của đồng nội tệ.
CBR cắt giảm lãi suất lần thứ năm liên tiếp. |
Kể từ đó, đồng rúp (RUP) đã cho thấy sự phục hồi ngoạn mục, tăng khoảng 30% giá trị so với đồng USD, là nguyên nhân dẫn đến 3 lần cắt giảm lãi suất liên tiếp 3 điểm phần trăm của CBR.
Tại cuộc họp tháng 6, CBR đã cắt giảm lãi suất chủ chốt thêm 1,5 điểm phần trăm và đưa lãi suất trở về mức trước khủng hoảng là 9,5%. Georgy Vashchenko, Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường Nga tại Freedom Finance, tin trưởng, CBR sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ trong thời gian tới.
Quỳnh Dương
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|