Ông Phạm Thanh Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Ngân hàng Nhà nước phát biểu tại Hội thảo chuyên đề |
Hoàn thiện hành lang pháp lý, bắt kịp sự phát triển của thị trường
Những năm gần đây, xu hướng phát triển thị trường bán lẻ hướng tới đối tượng khách hàng là các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa được các ngân hàng hết sức quan tâm và đẩy mạnh phát triển. Bên cạnh các dịch vụ cốt lõi như nhận tiền gửi và cấp tín dụng, các ngân hàng liên tục nghiên cứu và đưa ra nhiều sản phẩm, dịch vụ phong phú khác cho đối tượng bán lẻ như các dịch vụ thẻ, chuyển tiền, ngân hàng điện tử, thanh toán hóa đơn, bảo hiểm…. Để thu hút khách hàng, đem lại dịch vụ tốt hơn, tăng trải nghiệm khách hàng, các ngân hàng đều tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa những hoạt động, dịch vụ.
Những lợi ích, hiệu quả của việc áp dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, phát triển ngân hàng theo mô hình ngân hàng mở là rõ ràng nhưng để thúc đẩy các xu hướng này, một số vấn đề pháp lý liên quan cũng cần được nhận diện và tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới. Theo ông Phạm Thanh Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, NHNN có 4 vấn đề pháp lý quan trọng trong việc phát triển ngân hàng số bao gồm: xác thực khách hàng trong giao dịch điện tử (eKYC); khai thác, kết nối cơ sở dữ liệu khách hàng của Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC); phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch của cá nhân; bảo mật thông tin trong hợp tác giữa tổ chức tín dụng và công ty fintech.
Thứ nhất, định danh khách hàng trong giao dịch điện tử là vấn đề cốt lõi để đảm bảo tính hợp pháp của giao dịch, phòng ngừa rủi ro gian lận, rửa tiền, lừa đảo. Dù đã có bước tiến nhất định nhưng các quy định pháp luật vẫn cần tiếp tục hoàn thiện để đáp ứng và bắt kịp các bước phát triển công nghệ của dịch vụ.
Thứ hai, hiện nay, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được Bộ Công An quản lý, tuy nhiên mỗi một loại dịch vụ công (điện, nước) hay dịch vụ tài chính (chứng khoán, bảo hiểm), dịch vụ viễn thông đều duy trì, xử lý một tệp dữ liệu người dùng riêng biệt. Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, đăng ký sở hữu tài sản, đất đai, thuế… cũng có giá trị thiết thực trong việc xác minh, đánh giá, xét duyệt khách hàng trong hoạt động ngân hàng. Để tạo điều kiện cho sự phát triển dịch vụ bán lẻ của các tổ chức tín dụng các cơ sở dữ liệu, thông tin tín dụng khách hàng của Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) cũng cần được mở rộng và đồng bộ hơn nữa.
Thứ ba, Luật Phòng chống rửa tiền cùng với các văn bản hướng dẫn đã tạo ra hành lang pháp lý cơ bản nhưng chưa bao quát đầy đủ các đối tượng cung cấp loại hình dịch vụ có rủi ro cao về rửa tiền như các công ty cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán hay các công ty công nghệ tài chính (fintech) khác, rủi ro về rửa tiền khi khách hàng thanh toán mua hàng hóa không có thật ở nước ngoài hay mua bán tiền ảo, tài sản ảo tại các sàn giao dịch. NHNN đang tiến hành triển khai xây dựng Dự án Luật Phòng chống rửa tiền, dự kiến sẽ bổ sung các tổ chức, cá nhân kinh doanh mới vào danh sách đối tượng báo cáo cũng như nâng cao thẩm quyền quản lý, thanh tra, giám sát của các cơ quan nhà nước bao quát tới tất cả lĩnh vực có rủi ro rửa tiền.
Thứ tư, vấn đề bảo mật. Trong khi ngân hàng, do được pháp luật quản lý, cấp phép đầy đủ nên bị bó buộc thì fintech lại linh hoạt trong hoạt động và có khả năng ứng dụng công nghệ sáng tạo. Việc hợp tác từ đó tạo ra các dịch vụ tài chính thuận lợi, hiệu quả, chi phí thấp cho khách hàng, song cũng tạo ra không ít thách thức cho các cơ quan quản lý, đặc biệt là vấn đề bảo mật thông tin ngân hàng và bảo mật thông tin khách hàng.
“Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ là xu hướng tất yếu của các tổ chức tín dụng. Nắm bắt được thực tế này, NHNN và các cơ quan quản lý sẽ tiếp tục thực hiện rà soát, nhận diện các vấn đề pháp lý và đẩy nhanh giải quyết các vấn đề tồn đọng để tạo thuận lợi cho thị trường bán lẻ của ngân hàng được phát triển” - ông Phạm Thanh Ngọc nhấn mạnh.
|
Xu thế tất yếu trong lĩnh vực ngân hàng
Tại Hội thảo chuyên đề, ông Nguyễn Văn Hương, Giám đốc khối bán lẻ Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) cho rằng chuyển đổi số tạo ra 5 xu hướng phát triển chính của ngân hàng bao gồm xu hướng chuẩn hóa và M&A, xu hướng ngân hàng mở - open banking, ngân hàng trên đám mây, ngân hàng bán chéo sản phẩm tài chính ngân hàng, ngân hàng liên kết hợp tác với fintech, bigtech.
“Chúng tôi đánh giá kỷ nguyên chuyển đổi số và mô hình hoạt động ngân hàng mở là xu thế tất yếu trong lĩnh vực ngân hàng” - ông Nguyễn Văn Hương nhấn mạnh.
Cuối năm 2019, OCB đã triển khai nền tảng ngân hàng mở Open API, thông qua nền tảng này, các doanh nghiệp, tập đoàn, fintech, công ty phần mềm có thể đẩy mạnh dịch vụ, chủ động thực hiện lệnh thanh toán, chuyển tiền... qua OCB nhanh chóng, ít rủi ro và giảm thiểu chi phí và có thể thực hiện được ngay trên hệ thống quản lý của đối tác. Sản phẩm dịch vụ thực hiện qua Open API khá đa dạng gồm mở tài khoản, chuyển tiền, truy vấn thông tin, tính năng xác thực... OCB cũng mở rộng sản phẩm dịch vụ theo nhu cầu của từng khách hàng, tích hợp sản phẩm dịch vụ của đối tác vào hệ thống OCB Omni. Khách hàng được tiếp cận nhiều sản phẩm như mua bảo hiểm (du lịch, xe máy, sức khỏe...) hay đầu tư chứng chỉ quỹ VinaCapital ngay trên ứng dụng..
Chia sẻ về chiến lược bứt phá hậu COVID-19, ông Bùi Anh Tú, Phó Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số kiêm Giám đốc Định chế tài chính Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cho biết, Sacombank xác định “ngân hàng mở” hướng tới xây dựng hệ sinh thái số sẽ là chiến lược trung tâm. Hiện, với mảng ngân hàng điện tử, Sacombank có hơn 3 triệu khách hàng, trải dài trên toàn quốc với doanh số giao dịch khá cao và còn nhiều tiềm năng phát triển mạnh trong thời gian tới. Sacombank có hơn 6 triệu thẻ, tốc độ tăng trưởng 12 – 15% số lượng thẻ mỗi năm. Năm 2017, Sacombank chỉ có 23% giao dịch online nhưng đến tháng 2/2022 đã lên tới 89%, tăng gấp 4 lần nhờ vào chuyển đổi số, nhờ vào việc đưa công nghệ vào hệ thống nhằm tăng tốc độ thanh toán.
“Sacombank nhận thấy có 3 yếu tố quan trọng trong quá trình chuyển đổi này, đó là năng lực, tầm nhìn nhất quán từ cấp quản lý đến nhân viên về chuyển đổi số, phương pháp làm việc mới và thứ ba mới đến yếu tố công nghệ. Chúng tôi cố gắng triển khai từng bước truyền DNA số vào tổ chức thông qua đổi mới cách làm việc, tương tác. Với cách làm kiểu cũ, chúng tôi mất 6 tháng để đưa ra một sản phẩm mới. Nhưng với mô hình làm việc nhóm kết hợp, thời gian xây dựng sản phẩm được rút ngắn” - ông Bùi Anh Tú cho biết.
Đại diện cho các nhà cung cấp giải pháp kỹ thuật, ông Nguyễn Duy, Trưởng bộ phận tư vấn giải pháp VNG Cloud chia sẻ VNG Cloud nhận thấy có 4 vấn đề quan trọng trong việc phát triển ngân hàng bán lẻ. Từ phát hiện này, VNG Cloud phát triển các giải pháp để phục vụ cho ngành ngân hàng bán lẻ. Thứ nhất là giải pháp truyền thông nhanh, hiệu quả, đúng đối tượng trên nền tảng Zalo Ecosystem với 61 triệu người dùng. Thứ hai là giải pháp định danh số, tăng trải nghiệm khách hàng, tăng độ bảo mật. Thứ ba là giải pháp chăm sóc khách hàng toàn diện.
Điều phối phiên thảo luận tại hội thảo, ông Trần Công Quỳnh Lân, Chủ nhiệm Ủy ban Công nghệ, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã nêu ra nhiều vấn đề về công nghệ, phát triển sản phẩm cho các ngân hàng cũng như các trung gian thanh toán, các công ty fintech.
Ông Bùi Anh Tú nhìn nhận cơ hội hợp tác giữa các bên là rất lớn. “Chúng tôi nhận thấy có nhiều sản phẩm ngân hàng cần được đổi mới. Chẳng hạn như sản phẩm huy động tiết kiệm còn nhiều dư địa cải tiến, sáng tạo. Vấn đề là các công ty fintech có thể đưa ra cho chúng tôi một giải pháp hiệu quả, hợp lý”. Cũng theo ông Bùi Anh Tú, Sacombank xác định ngân hàng số không phải là một chi nhánh mà phải thay đổi đồng nhất, chuyển hóa thành nền tảng công nghệ tài chính,
Còn ông Nguyễn Văn Hương thì cho rằng các công ty fintech vừa là đối tác vừa đối thủ, do vậy ngân hàng phải thay đổi để theo kịp sự phát triển của thị trường, vừa học hỏi vừa cạnh tranh vừa hợp tác với các công ty fintech để có thể cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng.
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|