Kinh tế Việt Nam hồi phục: IMF nâng dự báo GDP lên 6,1%, xuất khẩu và chính sách là điểm tựa

(Banker.vn) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam lên 6,1% cho năm 2024, sau những tín hiệu phục hồi tích cực từ nền kinh tế nhờ chính sách quyết liệt từ Chính phủ.

Dự báo tăng trưởng GDP tăng nhờ chính sách và xuất khẩu

IMF mới đây đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024 lên 6,1%, so với mức dự báo gần 6% đưa ra hồi tháng 6. Đánh giá này được đưa ra sau đợt tham vấn định kỳ với Việt Nam kết thúc vào cuối tháng 8. Theo IMF, mặc dù nền kinh tế gặp nhiều thách thức trong năm 2023, như xáo động trên thị trường bất động sản, căng thẳng tài chính, và xuất khẩu giảm mạnh, nhưng các chính sách tài khóa và tiền tệ nới lỏng đã giúp nền kinh tế phục hồi từ cuối năm 2023.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam lên 6,1% cho năm 2024
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam lên 6,1% cho năm 2024

Cụ thể, xuất khẩudu lịch là hai lĩnh vực góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế trong giai đoạn phục hồi. Nhờ đó, IMF kỳ vọng tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 6,1% trong năm nay, cao hơn các dự báo trước đó.

Trước IMF, ngân hàng Singapore United Overseas Bank (UOB) đã hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam từ 6% xuống 5,9% do ảnh hưởng của bão Yagi. Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng là 6%, trong khi Ngân hàng Thế giới (WB) kỳ vọng Việt Nam đạt mức 6,1%. Việt Nam hiện đặt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6,5-7% trong năm 2024.

Thách thức, cơ hội đối với nền kinh tế Việt Nam và khuyến nghị từ IMF

IMF cho biết lạm phát năm 2024 của Việt Nam sẽ dao động quanh mức 4-4,5%, chủ yếu do giá lương thực - thực phẩm tăng. Tuy nhiên, các rủi ro vẫn còn hiện hữu. Đặc biệt, xuất khẩu - một động lực chính của nền kinh tế - có thể chịu ảnh hưởng nếu tăng trưởng toàn cầu không như kỳ vọng hoặc căng thẳng địa chính trị kéo dài. Thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn, có thể ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia.

Ngoài ra, đồng Việt Nam đã mất giá so với USD, gây áp lực về tỷ giá. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, đồng Việt Nam mất gần 5% giá trị so với USD trong nửa đầu năm 2024, dù đến đầu tháng 8, mức giảm chỉ còn 3,85%.

IMF đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc ổn định kinh tế vĩ mô và đề ra các chính sách kịp thời để đối phó với những khó khăn sau đại dịch. Tổ chức này cũng hoan nghênh các biện pháp sửa đổi Luật Các tổ chức Tín dụng, ban hành Quy hoạch điện VIII và xây dựng hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải để thúc đẩy an ninh năng lượng và mục tiêu khí hậu.

Tuy nhiên, IMF cũng khuyến nghị Việt Nam cần thực hiện cải cách sâu rộng hơn nữa nhằm đảm bảo tăng trưởng xanh và toàn diện trong trung hạn. Đặc biệt, cần đẩy mạnh đầu tư công và mở rộng hệ thống an sinh xã hội, đồng thời củng cố khuôn khổ tài khóa và quy trình tăng thu ngân sách.

IMF cũng nhấn mạnh sự cần thiết trong việc tăng cường sức chống chịu của hệ thống tài chính, đồng thời đề xuất Việt Nam tiếp tục thận trọng trong điều hành chính sách tiền tệ và nâng cao khả năng quản lý các khủng hoảng ngân hàng.

Việt Nam tiếp tục giữ sức hút: Hơn 20 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài trong 8 tháng 2024

Trong 8 tháng đầu năm 2024, Việt Nam thu hút hơn 20 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, tăng 7% so với cùng kỳ ...

Các ngân hàng trung ương đồng loạt giảm lãi suất: Cơ hội mới cho kinh tế Việt Nam

Các ngân hàng trung ương lớn đồng loạt giảm lãi suất, mở ra cơ hội cho kinh tế Việt Nam với dòng vốn đầu tư ...

Doanh nghiệp ôtô Trung Quốc muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam, đẩy mạnh sản xuất xe điện

Phía Trung Quốc đề nghị Việt Nam tạo cơ chế và chính sách thuận lợi để các doanh nghiệp ôtô Trung Quốc mở rộng đầu ...

Nguyễn Thanh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục