Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB, HOSE:ACB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2023. Theo đó, ngân hàng ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.000 tỷ đồng, tăng 12,5% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng đầu năm, ngân hàng thu về hơn 15.000 tỷ đồng lợi nhuận, tương đương 75% kế hoạch năm.
ACB ghi nhận tăng trưởng ở cả thu nhập lãi thuần lẫn các khoản thu nhập ngoài lãi. Trong đó, thu nhập lãi thuần đạt hơn 6.200 tỷ đồng, tăng 2,9% so với cùng kỳ. Các khoản thu ngoài lãi đi lên khoảng 45%, góp phần vào tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng.
Trong đó, mua bán ngoại tệ và hoạt động đầu tư tiếp tục đóng góp lớn vào thu nhập giúp đưa tỷ trọng thu nhập ngoài lãi lên 23% trong tổng doanh thu, cao hơn so với cùng kỳ 18%.
Tính đến hết tháng 9/2023, tăng trưởng tín dụng của ACB đạt tới 8,7% so với đầu năm, con số này cao hơn mặt bằng chung của ngân hàng. Lý giải con số lợi nhuận ngàn tỷ trong bối cảnh tín dụng tăng thấp, Ngân hàng ACB cho biết, hiện mảng bán lẻ chiếm tỷ trọng hơn 93% danh mục cho vay và ngân hàng không tập trung vào các lĩnh vực có rủi ro cao như cho vay tiêu dùng, cho vay tín chấp, cho vay kinh doanh bất động sản… Rủi ro về chất lượng tài sản đối với ngân hàng tương đối thấp do không sở hữu trái phiếu doanh nghiệp, tỉ lệ nợ xấu thấp và chiến lược thận trọng.
Trong quý III, tổng thu nhập hoạt động (TOI) của nhà băng này đã tăng 18,8% so với cùng kỳ lên hơn 8.400 tỷ đồng. Dù chi phí dự phòng tăng thêm gần 14%, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng vẫn đạt gần 5.600 tỷ, cao hơn cùng kỳ năm trước 21,7%.
Chi phí trích lập dự phòng trong kỳ đã tăng gần 6 lần, thế nhưng nhờ kết quả kinh doanh tích cực, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng vẫn đi lên. Sau khi trừ đi nghĩa vụ thuế, ACB đã thu về hơn 4.000 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) báo cáo tài chính quý III/2023 |
Đáng chú ý, hoạt động kinh doanh chứng khoán của ACB đã thoát lỗ, trong đó chứng khoán đầu tư đem về tới 882 tỷ đồng, còn chứng khoán kinh doanh là 68 tỷ đồng trong quý III. Lãi thuần mảng kinh doanh ngoại hối cũng tăng trưởng gấp hơn ba lần, đạt 316 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, mảng hoạt động kinh doanh khác và thu nhập góp vốn, mua cổ phần cũng đều tăng trưởng so với cùng kỳ. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng đã đi lùi 11,9% so với cùng kỳ, đạt 764 tỷ đồng.
Tính đến cuối tháng 9, tổng tài sản của Ngân hàng ACB tăng 6,7%. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng ghi nhận mức tăng trưởng 8,7%, đạt gần 450.000 tỷ đồng. Riêng ngân hàng mẹ ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng 8,2%, cao hơn mức trung bình toàn ngành (6,92%).
Nợ xấu của ngân hàng tiếp tục xu hướng tăng trong quý III, lên hơn 5.400 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ 1,2% vào cuối tháng 9. Cuối quý II, tỷ lệ nợ xấu của ACB là 1,12%. Mức tăng này tương ứng với diễn biến chung của toàn ngành. Như vậy, Ngân hàng ACB vẫn thuộc nhóm những nhà băng có chất lượng tài sản tốt nhất.
Đến cuối tháng 9, tỷ suất lợi nhuận trên vốn(ROE) của ACB ở mức 24,5%, thuộc nhóm dẫn đầu thị trường. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập(CIR) của ngân hàng cũng được cải thiện từ mức 36% hồi quý III năm ngoái xuống còn 32% vào năm nay.
Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu ACB đang tăng 0,91% lên mức 22.100 đồng/cp trong phiên sáng nay (25/10). Khối lượng giao dịch khớp lệnh của mã này cũng ở mức khá cao, bình quân 10 phiên gần nhất đạt mức trên 4,2 triệu đơn vị/phiên.
Tăng trưởng tín dụng của ACB có xu hướng hồi phục mạnh Tăng trưởng tín dụng của ACB phục hồi mạnh mẽ các tháng vừa qua. Ghi nhận tại thời điểm cuối tháng 8, tăng trưởng tín ... |
Ngân hàng của Chủ tịch Trần Hùng Huy tiếp tục huy động 5.000 tỷ đồng từ trái phiếu Ngày 20/9, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa công bố kết quả phát hành trái phiếu của Ngân hàng TMCP Á Châu ... |
Ngân hàng của Chủ tịch Trần Hùng Huy huy động thành công 15.000 tỷ đồng từ trái phiếu Ngày 27/9, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa công bố kết quả phát hành trái phiếu của Ngân hàng TMCP Á Châu ... |
Thiên Thanh
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|