Diễn biến thị trường phiên 23/8
Kết phiên hôm nay (23/8), VN-Index tăng 2,54 điểm (0,2%) lên 1.285,32 điểm; HNX-Index tăng 1,6 (0,67%) điểm lên mốc 240,07 điểm; UPCoM-Index ngược chiều giảm 0,069 điểm (0,09%) còn 94,41 điểm.
Tổng giá trị giao dịch 3 sàn đạt 18.825 tỷ đồng, tăng nhẹ so với phiên liền trước, khối lượng giao dịch đạt 841 triệu cổ phiếu. Độ rộng thị trường nghiêng về sắc đỏ với 443 mã giảm và 410 mã tăng. Trong đó, giá trị giao dịch trên HOSE đạt 16.839 tỷ đồng, khối lượng tương ứng đạt 724,8 triệu cổ phiếu với 172 mã tăng và 212 mã giảm.
Trong phiên hôm nay, cổ phiếu thép khởi sắc trong phiên chiều với TIS, VGS tăng từ 4-7%; NKG tăng 3%, HSG tăng 2,2%, GDA tăng 1,8%... Tương tự, cổ phiếu bất động sản cũng hồi phục sau phiên bán trước đó điển hình như DIG tăng 2%, NVL tăng 2,3%, CEO tăng 1,2%, TCH tăng 1,1%, PDR, DXG, BCM tăng nhẹ.
Giao dịch khối ngoại tiếp tục là điểm trừ khi tiếp đà bán ròng, song giá trị đã giảm so với phiên trước đó còn 106 tỷ đồng.
Diễn biến giao dịch khối ngoại thời gian gần đây |
Khối ngoại tiếp tục xả cổ phiếu Hòa Phát
Trên sàn HOSE, khối ngoại hôm nay giảm đà bán ròng xuống còn 79 tỷ đồng, khối lượng bán ròng tương ứng đạt 13,9 triệu đơn vị (phiên trước bán ròng 472,8 tỷ đồng).
Trong đó, tại chiều bán, về khối lượng nhà đầu tư nước ngoài đã bán ra 57,4 triệu cổ phiếu, tổng giá trị tương ứng đạt 1.622,8 tỷ đồng.
Trong phiên hôm nay, trong Top bán ròng, cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát tiếp tục dẫn đầu với giá trị 138 tỷ đồng, tương ứng với 5,3 triệu đơn vị. Kết phiên, giá cổ phiếu HPG tăng 1,17% lên 26.050 đồng/cp.
Theo sau là cổ phiếu VHM của Vinhomes với giá trị bán ròng đạt 56 tỷ đồng, tương ứng với 1,4 triệu đơn vị. Giá VHM kết phiên giảm nhẹ 0,13% còn 39.750 đồng/cp, dứt chuỗi tăng 7 phiên liên tiếp từ 14 - 22/8 (tăng hơn 9%). Trong quá khứ, VHM từng lập chuỗi tăng 8 phiên từ 29/10/2019 - 7/11/2019 (tăng 16%) và chuỗi 7 phiên (tăng 8%) từ 24/5/2022 - 1/6/2022. Cổ phiếu VHM hiện đang giao dịch tại P/E dự phóng năm 2024 là 4,9x lần và P/B dự phóng 2024 là 0,77x lần, đều đang ở mức thấp nhất trong lịch sử, và thấp hơn P/B trung bình ngành hiện tại ở mức 1,4x lần.
Cổ phiếu thép khác thuộc Top bán ròng là HSG của Tập đoàn Hoa Sen với giá trị rút ròng 42 tỷ đồng. Về HSG, mới đây nhóm Quỹ Dragon Capital thông báo đã bán ra 3,17 triệu cổ phiếu HSG trong phiên ngày 16/8. Sau giao dịch, tổng sở hữu của nhóm cổ đông nước ngoài tại Hoa Sen giảm từ gần 50,7 triệu cổ phiếu (tương ứng 8,22% vốn) về còn 47,5 triệu cổ phiếu (tương ứng 7,71% vốn). Như vậy, trong vòng gần 2 tháng qua (từ ngày 19/6 - 16/8) Dragon Capital đã bán ròng gần 15 triệu cổ phiếu HSG, hạ sở hữu từ hơn 62,47 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 10,14%) xuống 47,5 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 7,71%).
Diễn biến khối ngoại hôm nay còn bán ròng tại VPB với giá trị 32 tỷ đồng, NVL cũng bị bán 29,5 tỷ đồng. Các mã VND, VGC, OCB, HDB, VNM bị bán trên 20 tỷ đồng mỗi mã.
Top 10 cổ phiếu mua/bán ròng trên HOSE |
FPT tiếp tục hút dòng vốn ngoại
Chiều ngược lại, khối ngoại đã mua vào tổng cộng 43,5 triệu cổ phiếu trên sàn HOSE, tương ứng giá trị giao dịch đạt 1.543 tỷ đồng.
Trong đó, cổ phiếu FPT đứng đầu danh sách mua ròng với giá trị 122 tỷ đồng, khối lượng mua ròng tương ứng đạt 919.570 đơn vị. Kết phiên, giá cổ phiếu FPT giảm 0,5% xuống 133.100 đồng/cp.
Theo sau là cổ phiếu CTG Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam được gom mua 61 tỷ đồng, khối lượng tương ứng đạt 1,7 triệu đơn vị. Giá CTG kết phiên tăng 1% lên 34.950 đồng/cp. Cùng chiều, STB được mua ròng 55,5 tỷ đồng, TCH và VCB cũng được khối ngoại rót hơn 31 tỷ đồng mỗi mã. Ngoài ra, DGC, quỹ ETF DCVFMVN, TPB được gom mua với giá trị thấp hơn.
Diễn biến giao dịch khối ngoại trên sàn HNX
Trên sàn HNX, khối ngoại tiếp đà bán ròng 45,6 tỷ đồng, khối lượng bán ròng tương ứng đạt hơn 1 triệu đơn vị.
Tại chiều mua, nhà đầu tư nước ngoài đã mua vào tổng cộng 2,5 triệu cổ phiếu, tương ứng với giá trị đạt 82 tỷ đồng. Cổ phiếu CEO đứng đầu danh sách mua ròng với giá trị 5 tỷ đồng, tương ứng 295.600 đơn vị. Kết phiên, thị giá CEO tăng 1,2% lên 16.900 đồng/cp. Theo sau là TNG được gom mua 3,8 tỷ đồng, tại VGS là 1,7 tỷ đồng.
Top 10 cổ phiếu mua/bán ròng trên HNX |
Tại chiều bán, khối ngoại bán ra tổng cộng 3,5 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 127,6 tỷ đồng. Top bán ròng có cổ phiếu PVI với giá trị 46 tỷ đồng, tương ứng 883.800 đơn vị, đánh dấu phiên thứ 4 liên tiếp mã này bị khối ngoại bán. Kết phiên, giá cổ phiếu PVI tăng 0,7% lên 52.400 đồng/cp. Danh sách bán ròng còn có NTP 4,4 tỷ đồng, DTD và API bị bán hơn 1 tỷ đồng mỗi mã.
Giao dịch khối ngoại trên thị trường UPCoM
Trên sàn UPCoM, khối ngoại tích cực hơn khi mua ròng 19 tỷ đồng, tương ứng với khối lượng đạt 211.650 đơn vị.
Tại chiều mua, nhà đầu tư nước ngoài đã gom tổng cộng 29 tỷ đồng, tương đương 464.610 đơn vị. Cổ phiếu MCH của Hàng tiêu dùng MASAN được mua mạnh nhất với gia trị 14 tỷ đồng, trong khi phiên trước chỉ mua 750 triệu đồng. Giá MCH kết phiên tăng 0,2% lên 210.000 đồng/cp. Cổ phiếu ACV và OIL được khối ngoại mua ròng hơn 3 tỷ đồng mỗi mã. QNS, KLB, HPD cũng được mua với vài trăm triệu đồng mỗi mã.
Ngược chiều, khối ngoại đã bán ra tổng cộng 252.960 cổ phiếu với giá trị 9,7 tỷ đồng. Cổ phiếu QTP của Nhiệt điện Quảng Ninh bị bán mạnh nhất, song giá trị không lớn chỉ hơn 1 tỷ đồng. Ngoài ra, MFS, PAT, VEA mỗi mã bị bán vài trăm triệu đồng.
Cổ phiếu NVL tăng 15% trong tuần: Novagroup bán thêm 3 triệu cổ phiếu Novagroup tiếp tục thoái vốn tại Novaland, dự kiến bán 3 triệu cổ phiếu NVL từ 27/8 đến 6/9/2023 để cân đối đầu tư và ... |
VN-Index mất mốc 1.280 điểm: Cổ phiếu ngân hàng và bất động sản đồng loạt giảm Thị trường chứng khoán phiên sáng 22/8 ghi nhận sự rung lắc mạnh khi VN-Index mất mốc 1.280 điểm. Trong khi các nhóm ngành lớn ... |
Vinamilk sắp trả cổ tức khủng: SCIC và cổ đông lớn “vớ bẫm” Vào tháng 10/2024, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk - Mã: VNM) sẽ tiến hành trả cổ tức đợt cuối năm 2023 và tạm ... |
Anh Vũ
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|