Kết thúc phiên 22/7, VN-Index giảm 10,14 điểm (-0,8%), về mức 1.254,64 điểm; HNX-Index giảm 2,14 điểm (-0,89%), về mức 238,38 điểm. Độ rộng toàn thị trường nghiêng về bên bán với tỷ lệ tăng/giảm là 224/530. Sắc đỏ có phần lấn lướt trong rổ VN30-Index với 15 mã giảm, 12 mã tăng và 3 mã tham chiếu.
Tổng khối lượng giao dịch trên HOSE đạt hơn 923,6 triệu đơn vị, giá trị 21.115,1 tỷ đồng, tăng hơn 16% về khối lượng và 14% về giá trị so với phiên cuối tuần trước. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 89,2 triệu đơn vị, giá trị 2.008 tỷ đồng. Giao dịch khối ngoại là điểm sáng khi họ mua ròng với giá trị 456 tỷ đồng trên toàn thị trường.
Trên sàn HOSE, khối ngoại hôm nay giải ngân khá tốt khi mua ròng với giá trị 436 tỷ đồng, tương ứng với khối lượng mua ròng đạt 28 triệu cổ phiếu.
Tại chiều mua, khối ngoại mua vào tổng cộng 82,6 triệu cổ phiếu, tương ứng với giá trị giao dịch đạt 2.082 tỷ đồng.
Cổ phiếu SBT của Đường Biên Hòa tiếp tục được gom mạnh với 375,7 tỷ đồng, tương ứng hơn 28,3 triệu đơn vị. Thị giá SBT đóng cửa tăng 2,7% lên 13.300 đồng/cp với thanh khoản đạt 6,8 triệu đơn vị.
Được biết, từ giữa tháng 7/2024, bà Đặng Huỳnh Ức My sẽ chính thức thay mẹ là bà Huỳnh Bích Ngọc làm Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC AgriS), công ty mía đường lớn nhất Việt Nam, sử dụng khoảng 46% thị phần.
Sự "đổi ngôi" tại TTC AgriS diễn ra sau khi bà Huỳnh Bích Ngọc kết thúc nhiệm kỳ 5 năm làm thành viên HĐQT công ty kể từ ngày 13/7. Hiện, bà Đặng Huỳnh Ức My nắm giữ gần 145 triệu cổ phiếu SBT, tương ứng 19,02% vốn điều lệ TTC AgriS. Bà My là con gái của bà Ngọc và ông Đặng Văn Thành - Chủ tịch Tập đoàn Thành Công và là cựu sáng lập Sacombank. Trong khi bà Ngọc được mệnh danh là nữ hoàng mía đường thì bà My cũng được ví với danh giá "công chúa" mía đường.
Quay lại với diễn biến khối ngoại, FPT và POW là hai mã tiếp theo được gom 62 và 32 tỷ đồng. Ngoài ra, VND và SSI cũng được mua 31 và 29 tỷ đồng.
Tại chiều bán, khối nhà đầu tư nước ngoài bán ra 54,5 triệu cổ phiếu với tổng giá trị đạt 1.646 tỷ đồng.
Cổ phiếu DGC của Tập đoàn Hóa chất Đức Giang chịu áp lực bán mạnh nhất của khối ngoại với 97 tỷ đồng, tương ứng với 842.050 đơn vị. Kết phiên, thị giá DGC giảm 6% về 114.000 đồng/cp. Đà bán ròng của khối ngoại còn có VPB, VHM, MWG bị "xả" 54 tỷ đồng, 32 tỷ đồng và 31 tỷ đồng.
Về dòng tiền cá mập, Top 5 mã ghi nhận giá trị giao dịch cao gồm có MBB, VIX, FPT, TPB, MWG.
MBB: Tổng giá trị giao dịch của MBB trong ngày hôm nay đạt 851 tỷ đồng. Kết phiên giao dịch, giá cổ phiếu MBB giảm 0,7% về 25.200 đồng/cp, khối lượng giao dịch đạt 33,8 triệu cổ phiếu. Trong phiên giao dịch, MBB xuất hiện nhiều lệnh mua/ bán với số lượng giao động quanh 25.000 - 50.000 đơn vị/lệnh. Kết phiên, phe bán được đánh giá chiếm ưu thế với tổng khối lượng bán đạt 17,4 triệu đơn vị.
FPT: Dòng tiền cá mập ghi nhận tổng giá trị giao dịch tại FPT đạt 772 tỷ đồng, tương ứng với thanh khoản đạt 6,2 triệu đơn vị. Kết phiên, thị giá FPT giảm 1,5% về 124.100 đồng/cp. Trong phiên giao dịch, FPT xuất hiện nhiều lệnh mua và bán giao động từ 5.000 – 10.000 cổ phiếu/lệnh. Kết thúc phiên hôm nay, khối lượng mua và bán được đánh giá cân bằng với khoảng 3 triệu triệu đơn vị mỗi bên.
DGC: Trong phiên hôm nay, khối lượng giao dịch đạt hơn 6,2 triệu đơn vị, tương ứng giá trị hơn 718 tỷ đồng. Trong phiên giao dịch, chênh lệnh giữa bên mua và bán cũng không nhiều, thanh khoản trung bình mỗi lệnh từ 5.000 – 15.000 đơn vị. Kết phiên, thế bán chiếm yêu thế hơn với hơn 3,5 triệu đơn vị khớp lệnh.
TPB: Tổng giá trị giao dịch của TPB trong ngày hôm nay đạt 607,6 tỷ đồng. Kết phiên, TPB đóng cửa tăng 1% lên 18.600 đồng/cp, thanh khoản giao dich đạt gần 32,6 triệu đơn vị. Trong phiên giao dịch, TPB thường xuất hiện lệnh mua giao động từ 20.000 - 40.000 cổ phiếu. Kết thúc phiên, chiều mua chiếm ưu thế với tỷ lệ mua/bán là 20/12 triệu đơn vị.
CTG: 534 tỷ đồng, tương ứng với gần 15,8 triệu đơn vị là tổng giá trị giao dịch và khối lượng của CTG trong phiên hôm nay. Chốt phiên 6/5, cổ phiếu CTG tăng nhẹ 0,7% lên mức 33.650 đồng/cp. Diễn biến phiên giao dịch, lực mua và bán của CTG khá cân bằng với nhiều giao dịch từ 20.000 – 50.000 đơn vị. Kết thúc phiên, chiều mua chiếm ưu thế với khối lượng mua đạt 8,6 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, khối ngoại hôm nay bán ròng nhẹ 1,6 tỷ đồng, tương ứng với 322.380 đơn vị.
Tại chiều mua nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 2,8 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị đạt 79 tỷ đồng.
Cổ phiếu IDC được mua ròng mạnh nhất với giá trị 11 tỷ đồng. Bên cạnh đó, PVS xếp tiếp theo trong sách mua ròng mạnh trên HNX với 4 tỷ đồng. Ngoài ra, khối ngoại cũng chi vài tỷ đồng để gom ròng DHT, VIG, SHS.
Tại chiều bán, khối ngoại bán ra 3,1 triệu cổ phiếu tương ứng với giá trị 81 tỷ đồng. Nhóm NĐT ngoại bán ròng MBS với giá trị gần 9 tỷ đồng. Theo sau TNG, QTC, TIG bị bán vài tỷ đồng.
Tại thị trường UPCoM, hôm nay khối ngoại mua ròng với giá trị 21,7 tỷ đồng, song xét về khối lượng, nhà đầu tư ngoại bán ròng 8.300 đơn vị.
Tại chiều bán, khối này bán ra tổng cộng 240.090 cổ phiếu với giá trị 7 tỷ đồng. Giao dịch bán ròng tập trung ở cổ phiếu QNS với giá trị gần 4 tỷ đồng. Ngoài ra khối ngoại cũng bán ròng tại PHP, BVB,...
Tại chiều mua, nhà đầu tư nước ngoài mua vào 32,9 tỷ đồng, tương ứng với 352.100 đơn vị. Cổ phiếu MCH được khối ngoại mua 16 tỷ đồng. Theo sau, ACV và MFS cũng được mua ròng mỗi mã vài tỷ đồng.
Quốc Cường Gia Lai có động thái mới, cổ phiếu QCG tiếp tục nằm sàn trong phiên VN-Index mất thêm 15 điểm Thị trường rung lắc mạnh ngay trong đầu phiên sáng trước áp lực bán dâng cao, VN-Index giảm hơn 15 điểm trước giờ nghỉ trưa. ... |
TVS, CTS, VDS... rủ nhau nằm sàn, chuyện gì đang diễn ra với cổ phiếu chứng khoán? Thị trường chứng khoán mở cửa phiên giao dịch sáng đầu tuần chứng kiến cổ phiếu chứng khoán đồng loạt "nằm sấp", sắc "xanh lơ", ... |
Nhà đầu tư chấp nhận bán giá thấp, chứng khoán giảm sâu phiên đầu tuần Sau một tuần giảm khá mạnh của thị trường chứng khoán Việt, thế nhưng vẫn là chưa đủ để lực cầu bắt đáy được kích ... |
Anh Vũ
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|