'Khẩu vị' của nhà đầu tư ngoại

(Banker.vn) Mặc dù có những động thái bán ròng trong thời gian qua, song khối ngoại vẫn rất ưa thích một số mã cổ phiếu ngành bất động sản, bảo hiểm hay chứng khoán…

Thời gian qua, trong bối cảnh thị trường vẫn chưa xác định rõ xu hướng, chứng khoán Việt Nam đang có những nhịp rung lắc. Tiêu điểm đó chính là việc khối ngoại bán ròng 2.827 tỷ đồng trong tháng 4 - mức bán ròng cao nhất kể từ tháng 9/2022.

Tỷ trọng giao dịch khối ngoại giảm mạnh trong tháng 4, chỉ chiếm 7,7% tổng giá trị giao dịch trên thị trường. Bước sang tháng 5, dường như đà bán của các nhà đầu tư nước ngoài mới dần có dấu hiệu đảo chiều sau khi mua ròng với tổng giá trị 136 tỷ đồng vào ngày 11/5.

Khối ngoại vẫn nắm giữ lượng lớn cổ phiếu bất động sản, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm hay vận tải kho bãi
Khối ngoại vẫn nắm giữ lượng lớn cổ phiếu bất động sản, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm hay vận tải kho bãi.

Nhiều chuyên gia cho rằng động thái bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài xuất phát từ việc định giá thị trường đã không còn hấp dẫn cũng như tình hình lợi nhuận của các công ty niêm yết tiếp tục suy giảm.

Mặc dù vậy, trước những động lực lớn từ chính sách hay sự phục hồi kinh tế giúp nâng đỡ thị trường, khối ngoại vẫn thể hiện rõ tầm nhìn thông qua việc nắm giữ lượng lớn cổ phiếu của nhiều ngành 'hot'.

'Khẩu vị' của nhà đầu tư ngoại
Các mã cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ nhiều nhất.
Các mã cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ nhiều nhất.

Theo thống kê từ sàn HNX và HoSE, nếu tính tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của doanh nghiệp trên 30%, khối ngoại hiện đang 'chọn mặt gửi vàng' khoảng 55 mã với lực phân bổ lên tới gần 95%. Tuy nhiên, rổ hàng của các nhà đầu tư cũng đang có sự phân hóa khi chủ yếu đổ vào các mã được niêm yết trên sàn HOSE.

Đáng chú ý, 'khẩu vị' của nhóm này cũng đang tập trung vào một số nhóm ngành như: Bất động sản (FCN, CTD, KDH, NLG, VRE…), bảo hiểm (PTI, PVI, BIC, BMI…), ngân hàng (ACB, TPB, MSB), chứng khoán (SSI, HCM, IVS..), dược phẩm (DHG, DMC, TRA..) và đặc biệt là vận tải kho bãi (GMD, SKG, TMS).

Những động thái này của khối ngoại là khá phù hợp trong bối cảnh một loạt các chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và thị trường bất động sản được ban hành trong thời gian vừa qua.

Điểm nổi bật nhất thị trường tháng 5 là một loạt chính sách hỗ trợ được ban hành như Thông tư 02 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn các tổ chức tín dụng cơ cấu lại nợ vay, hay Nghị định 12/2023/NĐ-CP gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng.

Ngoài ra còn Nghị định 08/2023/NĐ-CP của Chính phủ về trái phiếu doanh nghiệp hay sắp tới là Thông tư 16 sửa đổi sẽ giải quyết điểm nghẽn của thị trường trái phiếu, giải tỏa nguy cơ gia tăng nợ xấu.

Bên cạnh đó, việc ngân hàng cũng được phép mua lại ngay trái phiếu DN sẽ giúp cải thiện triển vọng tăng trưởng tín dụng khi đầu ra đang gặp nhiều khó khăn. Đáng chú ý, ngành ngân hàng là một trong số ít ngành duy trì mức tăng trưởng lợi nhuận dương trong quý I và định giá đang ở mức hấp dẫn so với lịch sử.

Theo VNDIRECT, bên cạnh các chính sách thì đầu tư công cũng đang tích cực giải ngân, qua đó sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế duy trì tăng trưởng, đồng thời củng cố thêm nội lực cho nhóm ngành xây dựng - bất động sản.

Khối ngoại tương đối "nhẹ tay" bán ròng phiên 10/5, tâm điểm cổ phiếu nhóm ngân hàng

Phiên giao dịch ngày 10/5, nhà đầu tư ngoại bán ròng nhẹ với giá trị chỉ đạt 35 tỷ đồng. Đáng chú ý, danh mục ...

Tự doanh quay đầu mua ròng hơn 82 tỷ đồng phiên 10/5, cổ phiếu CTG được gom mạnh

Phiên giao dịch ngày 10/5, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán mua ròng 82 tỷ đồng trên cả 3 sàn với tâm điểm ...

Khối ngoại trở lại mua ròng khá tích cực phiên 11/5, tâm điểm mua cặp đôi SSI và VND

Phiên giao dịch ngày 11/5, trong khi thị trường chung biến động rung lắc và quay đầu điều chỉnh thì khối ngoại đã trở lại ...

Thanh Trần

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán