"Khát" vốn, Vinaconex ITC muốn chuyển nhượng một phần dự án Cát bà Amatina

(Banker.vn) Bị công ty mẹ rút 2.200 tỷ đồng khi dự án đang trong giai đoạn triển khai, Vinaconex ITC lên kế hoạch bán một phần Dự án Cát Bà Amatina, cũng như tìm đối tác tài chính để có thể bổ sung nguồn vốn.

Công ty CP Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex (Vinaconex ITC, UPCOM: VCR) vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024, dự kiến tổ chức ngày 4/4 tại Hà Nội.

Đại hội dự kiến thông qua báo cáo của ban điều hành về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2023 và kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024, tờ trình của HĐQT về phương án phân phối lợi nhuận sau thuế năm 2023, tờ trình của HĐQT về việc Phê duyệt kết quả thực hiện các giao dịch trong năm 2023 và thông qua chủ trương thực hiện các giao dịch trong năm 2024 giữa Vinaconex ITC với Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, MCK: VCG) và/hoặc các công ty thành viên trong cùng nhóm Vinaconex; tờ trình sửa đổi bổ sung điều lệ công ty,...

4432-co-phieu-bds
Phối cảnh dự án Cát Bà Amatina

Đáng chú ý, sau khi bị Vinaconex rút 2.200 tỷ đồng, tại thời điểm ngày 31/12/2023, Vinaconex ITC chỉ còn 22,3 tỷ đồng tiền mặt, chiếm 0,4% tổng tài sản; tổng nợ vay lên tới 1.831,6 tỷ đồng, bằng 114,1% vốn chủ sở hữu; đang sử dụng 1.683 tỷ đồng nợ ngắn hạn (kỳ hạn dưới 1 năm) để tài trợ cho tài sản dài hạn (kỳ hạn lớn hơn 1 năm); lỗ luỹ kế tới 517,98 tỷ đồng, bằng 24,7% vốn điều lệ.

Tính đến cuối năm2023, tổng tài sản của Vinaconex ITC hơn 4.955 tỷ đồng, giảm 30,8% so với hồi đầu năm, trong đó chi phí xây dựng cơ bản dở dang ghi nhận cho dự án Cát Bà Amatina là hơn 3.552 tỷ đồng.

Với tình hình tài chính hiện tại, để tiếp tục triển khai Dự án Cát Bà Amatina, Vinaconex ITC sẽ trình HĐQT về việc thông qua phương án triển khai và kinh doanh Dự án Khu đô thị du lịch Cái Giá, Cát Bà tại thịt trấn Cát Bà và xã Trân Châu, huyện Cát Hải, TP. Hải Phòng.

Cụ thể, Vinaconex ITC đề xuất bán một phần dự án Khu đô thị du lịch Cái Giá (tên thương mại Cát Bà Amatina) tại đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, Hải Phòng cho nhà đầu tư khác để tiếp tục đầu tư, kinh doanh bán hoặc cho thuê, cho thuê mua nhà, công trình xây dựng, hợp tác với bên thứ 3 để triển khai bán hàng,... phù hợp với thực tế triển khai Dự án và quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng tiếp tục làm việc với các tổ chức tín dụng, nhà đầu tư có năng lực tài chính để triển khai các phương án hợp tác, hoạt động huy động vốn, tăng quy mô vốn cho việc triển khai phương án đầu tư và kinh doanh của Dự án phù hợp với thực tế và quy định của pháp luật.

Theo tìm hiểu, dự án Cát Bà Amatina toạ lạc tại thị trấn Cát Bà và xã Trân Châu, huyện Cát Hải, TP. Hải Phòng, có quy mô 172 ha với tổng mức đầu tư 1 tỷ USD, được quy hoạch trở thành khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng 7 khu resort với khoảng 800 biệt thự, hai bến du thuyền, một bến tàu du lịch, trung tâm hội nghị quốc tế, khu thương mại dịch vụ quốc tế, khu thể dục thể thao, các dịch vụ giải trí đa chức năng, 6 khách sạn 5 sao và 1 khách sạn 4 sao. Đây vốn là dự án trọng điểm của Vinaconex ITC cũng như của Vinaconex từ hơn chục năm trước.

Đươc biết, dự án tỷ USD này bắt đầu được triển khai từ năm 2009, sau đó tung một số sản phẩm ra thị trường từ 2009 - 2010. Thời điểm đó, chủ đầu tư của Cát Bà Amatina là Vinaconex ITC từng công bố 95% biệt thự khu Tùng Thu và Bazzar Avenue đã có chủ. Tuy nhiên, việc đầu tư thiếu tập trung, sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn, cộng với đúng lúc thị trường bất động sản bị đóng băng không chỉ khiến dự án rơi vào cảnh điêu đứng mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của Vinaconex ITC.

Bước sang năm 2012, không chỉ báo lỗ nặng liên tục do chi phí lãi vay và tiền bảo lãnh để đầu tư dự án bào mòn, Vinaconex ITC đã liên tục phải xin UBND TP Hải Phòng giãn tiến độ nộp tiền sử dụng đất, xin cấp phép bán đất nền có hạ tầng kĩ thuật để khắc phục khó khăn.

Trong suốt hai năm 2017 - 2018, Cát Bà Amatina ở trong trạng thái “bất động” do phía Hải Phòng liên tục ra các quyết định đề nghị tạm dừng và thu hồi dự án. Sau một thời gian dài khiếu kiện, đến cuối năm 2018, Vinaconex ITC mới được trả lại đất tại dự án.

Tuy nhiên, phải đến 3 năm sau đó, tức là cuối tháng 11/2021, Cát Bà Amatina mới được tái khởi động. Dự án tỷ USD này dự kiến sẽ hoàn thành giai đoạn 1 trong năm 2023 và hoàn thành toàn bộ trong năm 2025.

Dự án Cát Bà Amatina có thể sẽ chậm tiến độ

Về tương lai của Cát Bà Amatina, theo đánh giá của Vietcombank Securities, với các điều kiện thị trường hiện tại, trong hai năm tới, Vinaconex ITC sẽ tiếp tục hoàn thiện và bàn giao các phân khu đã được khách hàng đặt mua trong giai đoạn 2010 - 2012, gồm khu biệt thự B2, B3 và một phần khu liền kề A3. Theo đó, biên lợi nhuận của dự án dự kiến sẽ không cao do giá bán đất nền trước kia khá thấp và chi phí xây dựng nhà thô chiếm phần lớn tỷ trọng doanh thu ghi nhận.

Vietcombank Securities cũng cho rằng, tiến độ đầu tư và mở bán tại dự án này dự báo sẽ chậm lại trong 1 - 2 năm tới, do thị trường bất động sản trầm lắng, mặt bằng lãi suất neo cao ảnh hưởng lớn đến triển vọng bán hàng, đặc biệt là phân khúc nghỉ dưỡng.

Hiệu quả khai thác cho thuê dự án cũng được dự báo ở mức thấp do giá thành sản phẩm cao và chưa có đường kết nối sang Cát Bà ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của dự án. Mặt khác, hạn chế trong khả năng phát hành trái phiếu mới và nhu cầu vốn cho hoạt động xây dựng cũng ảnh hưởng đến nguồn lực tài chính phân bổ cho hoạt động đầu tư hạ tầng tại dự án Cát Bà Amatina.

Vinaconex muốn tăng sở hữu vốn tại Vinaconex ITC (VCT) lên trên 51%

Cuối năm ngoái, Vinaconex không còn là công ty mẹ của Vinaconex ITC sau đợt chào bán riêng lẻ 144 triệu cổ phiếu VCR với ...

Vinaconex (VCG) dự chi 2.700 tỷ đồng để thâu tóm VCR

Tới đây, Vinaconex sẽ mua 57,82 triệu cổ phiếu VCR từ 17 cá nhân. Doanh nghiệp dự chi khoảng 2.700 tỷ đồng để tăng sở ...

VCG sẽ "gánh nợ" cho Vinaconex ITC

Tính đến cuối quý I/2022, lỗ lũy kế của Vinaconex ITC hiện lên đến hơn 240 tỷ đồng.

Tiểu Vy

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục