IFC thoái xong toàn bộ vốn tại Điện Gia Lai (GEG)

(Banker.vn) Trước đó, vào giữa tháng 8/2022, IFC cũng đã chuyển nhượng 35,09% cổ phiếu GEG cho Jera Co - nhà sản xuất điện lớn nhất Nhật Bản với giá hơn 112 triệu USD.

Mới đây, International Finance Corporation (IFC - Tổ chức Tài chính Quốc tế) thông báo đã chuyển nhượng thành công toàn bộ 44,2 triệu cổ phiếu (13,74%) đang nắm giữ tại Công ty CP Điện Gia Lai (HOSE: GEG) trong phiên 07/12 vừa qua. Sau giao dịch, IFC không còn là cổ đông của GEG.

IFC thoái xong toàn bộ vốn tại Điện Gia Lai (GEG)

Mặt khác, đơn vị nhận chuyển nhượng số cổ phiếu trên của IFC có vẻ cũng đã lộ diện. Cụ thể, một cổ đông lớn khác của GEG là AVH Pte. Ltd. công bố đã nhận chuyển nhượng 44,2 triệu cổ phiếu trong ngày 07/12.

Cũng tại phiên 07/12, trước khi nhận chuyển nhượng 44,2 triệu cổ phiếu từ IFC, AVH đã nhận chuyển nhượng hơn 1,9 triệu cổ phiếu từ bà Trần Tiểu Phụng.

Chỉ trong ngày 07/12, tỷ lệ sở hữu của AVH tại GEG đã tăng từ 20.,8% lên 35,1%, xấp xỉ 113 triệu cổ phiếu.

Các giao dịch trên không được thực hiện qua sàn. Thay vào đó, các tổ chức và cá nhân đã chuyển quyền sở hữu thông qua Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD).

IFC thoái xong toàn bộ vốn tại Điện Gia Lai (GEG)
Thông tin về giao dịch được công bố trên VSD

Trước đó, vào giữa tháng 8/2022, IFC cũng đã chuyển nhượng 35,09% cổ phiếu GEG cho Jera Co - nhà sản xuất điện lớn nhất Nhật Bản với giá hơn 112 triệu USD. Từ thương vụ này, doanh nghiệp Nhật Bản sẽ hỗ trợ công nghệ và chuyên môn hóa, GEG dự tính chi 1 tỷ USD tăng cường công suất điện tái tạo lên 2.000 MW. Trong đó, sản lượng điện gió được kỳ vọng chiếm 2/3 tỷ trọng điện tái tạo vào năm 2025, so với 25% ở thời điểm hiện tại.

Sự thay đổi trong cơ cấu cổ đông lớn của GEG diễn ra trong bối cảnh giá cổ phiếu GEG có dấu hiệu hồi phục sau khi tạo đáy vào giữa tháng 11 vừa qua. Tính từ đáy vừa tạo đến nay, giá cổ phiếu GEG đã hồi phục được gần 36%.

IFC thoái xong toàn bộ vốn tại Điện Gia Lai (GEG)
Diễn biến giá cổ phiếu GEG thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)

Trong một diễn biến liên quan, hồi tháng 9/2022, HĐQT GEG hoàn thành lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản và công bố nghị quyết thực hiện các thủ tục về việc phát hành hơn 64 triệu cổ phiếu ưu đãi (tương ứng vốn điều lệ tăng lên 642 tỷ đồng) cho Ngân hàng Deutsche Investitions (DEG) sau hơn 1 năm thực hiện thẩm định và đàm phán. Khoản tiền thu được dùng vào bổ sung vốn lưu động, đầu tư phát triển các dự án năng lượng tái tạo theo chiến lược đã đề ra.

Cổ phần ưu đãi cổ tức có thời hạn tối đa 6 năm, mức cổ tức được tính với công thức bằng 6% nhân với tỷ lệ điều chỉnh (tỷ lệ được quyết định bởi ĐHĐCĐ trước khi cổ tức ưu đãi được chi trả). Nhà đầu tư nắm giữ cổ phần ưu đãi được phép chuyển đổi thành cổ phần phổ thông tại bất kỳ thời điểm nào sau khi tròn 24 tháng cho đến trước thời điểm tròn 72 tháng kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán. Giá chuyển đổi sẽ không thấp hơn giá trị sổ sách của cổ phiếu GEG tại thời điểm chào bán cổ phần ưu đãi.

Vượt kế hoạch lợi nhuận năm chỉ sau 9 tháng

Về kết quả kinh doanh, quý III/2022, Điện Gia Lai ghi nhận doanh thu khả quan, đạt hơn 521 tỷ đồng, tăng 67% so với cùng kỳ năm ngoái. Khấu trừ chi phí giá vốn, nhà máy điện này có lãi gộp 220 tỷ đồng, tăng trưởng 21%, tương ứng biên lãi gộp ở mức 50%.

GEG cho biết, doanh nghiệp hiện đang vận hành và thi công 23 nhà máy năng lượng tái tạo đa dạng loại hình từ thủy điện, điện mặt trời, áp mái và điện gió tại 14 tỉnh, thành với tổng công suất 728MWp, đưa doanh thu bán điện trở thành nguồn doanh thu chính của doanh nghiệp với tỷ trọng 92%.

Hoạt động tài chính đem lại cho GEG 175 tỷ đồng doanh thu, tăng gấp 10 lần so với quý III/2021, chủ yếu từ việc chuyển nhượng cổ phần. Tuy vậy, chi phí tài chính, phần lớn là lãi vay cũng tăng theo khá nhanh, lên gần 147 tỷ đồng, cho thấy áp lực trả nợ của GEG là tương đối lớn.

Bên cạnh đó, các chi phí vận hành như quản lý doanh nghiệp, bán hàng tăng không đáng kể. Đóng lại quý III, lợi nhuận sau thuế của GEG đạt 136 tỷ đồng, tăng 124% so với cùng kỳ.

Doanh nghiệp thông tin, lợi nhuận tăng trưởng là nhờ doanh thu bán điện tăng mạnh, do một số nhà máy điện gió mới đã đi vào vận hành thương mại từ quý IV/2021.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, GEG ghi nhận doanh thu đạt gần 1.600 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế gần 350 tỷ đồng, lần lượt tăng 70% và 66% so với cùng giai đoạn 2021. Như vậy, doanh nghiệp đã vượt kế hoạch lợi nhuận, mặc dù còn 1 quý nữa trước mắt.

Tính đến hết tháng 9, tổng tài sản của GEG tăng 30% so với đầu năm, đạt 16.157 tỷ đồng, chủ yếu tăng ở nhóm tài sản ngắn hạn (tăng 47%). Doanh nghiệp ghi nhận 650 tỷ đồng tiền "nhàn rỗi", tăng gấp 2,6 lần.

Đối ứng bên nguồn vốn, nợ phải trả của GEG tại thời điểm chốt quý III là hơn 11.000 tỷ đồng, hầu hết là nợ ngắn hạn (7.700 tỷ đồng). Trong đó, khoản nợ lớn nhất là với Vietcombank - Chi nhánh Gia Lai (4.800 tỷ đồng, tăng 14% so với đầu năm). Mặt khác, GEG đang có dư nợ trái phiếu gần 1.200 tỷ đồng.

iới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Chứng khoán phiên sáng 9/12: Diễn biến giằng co, VN-Index khó "với" mốc 1.100 điểm

Phiên giao dịch sáng ngày 9/12, thị trường chứng khoán mở cửa trong sắc xanh nhẹ, tuy vậy, các chỉ số chính dần bị kéo ...

SSI Capital: Lãi suất là biến số lớn quyết định dòng tiền vào thị trường chứng khoán

Nhìn lại suốt chiều dài lịch sử của thị trường chứng khoán Việt Nam, những giai đoạn lãi suất cao, triền vọng tăng trưởng u ...

Chuyên gia gợi ý cách đầu tư cổ phiếu “lướt sóng” và dài hạn

Trong chương trình Khớp lệnh, ông Nguyễn Minh Hoàng, Giám đốc Phân tích Công ty CP Chứng khoán Nhất Việt (VFS) bày tỏ quan điểm: ...

Thanh Tùng

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục