IDV vượt mục tiêu lợi nhuận dù KQKD sụt giảm

(Banker.vn) Công ty CP Phát triển Hạ tầng Vĩnh Phúc (IDV) kết thúc niên độ tài chính 2024 với doanh thu giảm 26% còn 136 tỷ đồng, lãi ròng 134 tỷ đồng, giảm 15% so với niên độ trước. Dù vậy, IDV vẫn vượt 7% kế hoạch lợi nhuận năm.

Kết thúc năm tài chính từ 1/10/2023 đến 30/09/2024, Công ty CP Phát triển Hạ tầng Vĩnh Phúc (HNX: IDV) đã công bố kết quả kinh doanh với sự sụt giảm ở cả doanh thu thuần và lợi nhuận ròng so với năm trước. Cụ thể, doanh thu thuần giảm 26%, chỉ còn gần 136 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận ròng giảm 15% so với cùng kỳ xuống chỉ còn 134 tỷ đồng.

IDV vượt mục tiêu lợi nhuận dù KQKD sụt giảm
Với kế hoạch khiêm tốn, kết quả lợi nhuận của IDV vẫn vượt 7% so với mục tiêu 125 tỷ đồng lợi nhuận mà công ty đề ra cho năm tài chính 2024.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến doanh thu giảm là do lãi từ các công ty liên doanh và liên kết của IDV giảm mạnh, giảm 29% so với năm trước, chỉ còn khoảng 39 tỷ đồng. Đặc biệt, trong quý IV của niên độ (từ ngày 1/7/2024 – 30/9/2024), IDV chỉ nhận về 16,3 tỷ đồng lợi nhuận từ Công ty CP Đầu tư Phát triển Hạ tầng KCN Đồng Văn III (Hà Nam), thấp hơn nhiều so với mức hơn 52 tỷ đồng của cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, doanh thu tài chính của IDV cũng giảm 37%, còn hơn 35 tỷ đồng do giảm lãi từ tiền gửi và cho vay.

Mặc dù vậy, ở chiều ngược lại, chi phí quản lý và tài chính chỉ giảm nhẹ 6% và 7% so với năm trước. Đáng chú ý, chi phí bán hàng đã giảm đến 56%, nhưng tỷ trọng của khoản chi phí này trong tổng chi phí của công ty không lớn.

IDV vượt mục tiêu lợi nhuận dù KQKD sụt giảm
Nguồn: BCTC IDV.

Kết quả, IDV ghi nhận đạt được lợi nhuận ròng cả niên độ ở mức 134 tỷ đồng, giảm 15% so với niên độ trước. Tuy nhiên, với kế hoạch khiêm tốn, kết quả lợi nhuận này vẫn vượt 7% so với mục tiêu 125 tỷ đồng mà công ty đề ra cho năm tài chính 2024.

Về tài sản, tính đến ngày 30/09/2024, quy mô tổng tài sản của IDV đạt gần 1,9 nghìn tỷ đồng, tăng 4% so với đầu năm. Đáng chú ý, khoản phải thu ngắn hạn và chi phí xây dựng cơ bản dở dang của công ty tăng mạnh, lần lượt gấp 5,7 lần và 3,5 lần so với đầu kỳ, đạt 158 tỷ đồng và 187 tỷ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng cơ bản dở dang của dự án sông Lô đã tăng lên gần 80 tỷ đồng, gấp 3,8 lần so với đầu niên độ.

Ngoài ra, IDV cũng phát sinh thêm hơn 53 tỷ đồng giá trị bất động sản đầu tư, điều này góp phần làm tăng tổng chi phí xây dựng cơ bản dở dang của công ty.

Ngược lại, tiền và hàng tồn kho của IDV lại giảm mạnh. Khoản tiền giảm 29%, còn 303 tỷ đồng, trong khi hàng tồn kho gần như "bốc hơi", giảm đến 99%, chỉ còn lại 92 triệu đồng. Đặc biệt, công ty ghi nhận âm gần 37 triệu đồng thành phẩm tồn kho vào cuối niên độ, so với đầu năm ghi nhận hơn 17 tỷ đồng.

Về phía nợ phải trả, IDV ghi nhận tổng nợ giảm 2% so với đầu kỳ, còn khoảng 996 tỷ đồng. Trong khi đó, nợ vay của công ty lại tăng nhẹ 4%, đạt hơn 81 tỷ đồng. Đáng chú ý, khoản phải trả ngắn hạn khác của IDV giảm đến 79%, chỉ còn 4 tỷ đồng, do công ty không còn ghi nhận khoản đặt cọc thuê đất gần 15 tỷ đồng như tại đầu niên độ.

Hé mở nguyên nhân giúp Tập đoàn 911 vượt kế hoạch lợi nhuận dù doanh thu tài chính lao dốc

Tập đoàn 911 (HOSE: NO1) ghi nhận lợi nhuận trước thuế quý 3/2024 tăng 38%, đạt 6,5 tỷ đồng. Cổ phiếu NO1 bật tăng 51,2% ...

Hóa chất Đức Giang: Lợi nhuận quý III sụt giảm, dự án 12.000 tỷ tại Nghi Sơn lùi tiến độ

Trong quý III/2024, Hóa chất Đức Giang ghi nhận doanh thu 2.558 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ, nhưng lợi nhuận sau thuế ...

Phạm Hường

Phạm Hường

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục