Huế phê duyệt 800ha để nhận chìm chất nạo vét ngoài biển

(Banker.vn) UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt 2 khu vực để nhận chìm chất nạo vét ngoài biển với tổng quy mô 800 ha.

Ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa ký Quyết định số 622/QĐ-UBND, về việc phê duyệt các khu vực nhận chìm chất nạo vét ngoài biển.

Theo quyết định này, khu vực được phê duyệt để nhận chìm chất nạo vét ngoài biển thuộc phạm vi quản lý tỉnh Thừa Thiên - Huế có địa điểm tại vùng biển xã Lộc Vĩnh (huyện Phú Lộc).

Trong đó, khu vực 1, có diện tích 400ha, độ sâu từ 29-34m tính từ mức “0” hệ cao độ quốc gia. Khu vực 2 có diện tích 400ha, độ sâu từ 30-35m tính từ mức “0” hệ cao độ quốc gia.

Về quy mô, mỗi khu vực có sức chứa 3,4 triệu m3. Theo kết quả đánh giá, tính toán, với khối lượng nhận chìm 3,4 triệu m3/khu vực thì sẽ không gây ảnh hưởng đến điều kiện môi trường sinh thái tại khu vực cửa sông, bãi tắm và các khu vực lân cận khác.

Sức chứa tối đa của mỗi khu vực có thể tiếp nhận khoảng 10 triệu m3. Công suất, khối lượng nhận chìm tối đa trong một ngày là 14.400 m3. Phương tiện chuyên chở là thiết bị sà lan vận chuyển chất nạo vét có trọng tải tối đa khoảng 2.000 tấn.

Khu vực được phê duyệt để nhận chìm chất nạo vét ngoài biển thuộc phạm vi quản lý tỉnh Thừa Thiên - Huế có địa điểm tại vùng biển xã Lộc Vĩnh (huyện Phú Lộc)
Khu vực được phê duyệt để nhận chìm chất nạo vét ngoài biển thuộc phạm vi quản lý tỉnh Thừa Thiên - Huế có địa điểm tại vùng biển xã Lộc Vĩnh (huyện Phú Lộc)

Thời gian tiến hành nhận chìm phù hợp nhất từ tháng 4 đến tháng 8 (do điều kiện động lực trong giai đoạn này nhỏ, phù hợp cho các tàu thực hiện nạo vét và vận chuyển vật chất nạo vét đến vị trí nhận chìm).

Trường hợp, nếu tổng khối lượng nhận chìm chất nạo vét tại mỗi khu vực vượt quá 3,4 triệu m3, hoặc khối lượng nhận chìm trong 1 ngày lớn hơn 14.400m3 trên mỗi khu vực, hoặc các thiết bị sà lan vận chuyển chất nạo vét có trọng tải lớn hơn 2.000 tấn, thì cần nghiên cứu chi tiết hơn mức độ khuếch tán vật chất nhận chìm và biến đổi địa hình đáy khu vực nhận chìm để có giải pháp nhằm bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học ở khu vực nhận chìm cũng như các khu vực lân cận.

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhận chìm chất nạo vét tại các khu vực nêu trên phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép nhận chìm ở biển theo đúng quy định và chỉ được thực hiện nhận chìm khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015 và các quy định có liên quan khác.

Tuân thủ, chấp hành nghiêm các quy định pháp luật có liên quan khi thực hiện việc nhận chìm chất nạo vét ngoài biển; nhận chìm đúng vị trí, chủng loại, khối lượng được cấp có thẩm quyền cho phép; chịu trách nhiệm nếu để xảy ra sự cố, vi phạm pháp luật trong hoạt động nạo vét, nhận chìm theo quy định của pháp luật.

Sở TN-MT Thừa Thiên Huế có trách nhiệm thẩm định, trình UBND tỉnh cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, trả lại giấy phép nhận chìm ở biển thuộc thẩm quyền cấp của UBND tỉnh.

Hàng năm xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác quan trắc và giám sát môi trường tại các khu vực nhận chìm chất nạo vét ngoài biển theo nhiệm vụ được giao.

Sau 5 năm, tổ chức khảo sát và đánh giá lại môi trường, đa dạng sinh học, phát tán, lan truyền vật chất ở khu vực nhận chìm để làm cơ sở tham mưu UBND tỉnh trong việc cấp giấy phép nhận chìm cho các dự án tiếp theo.

ĐHĐCĐ ACB: Mục tiêu lợi nhuận trước thuế hơn 20.000 tỷ đồng, chia cổ tức năm 2022 tỷ lệ 25%

Sáng ngày 13/4, Ngân hàng TMCP Á Châu (HOSE: ACB) tiến hành ĐHĐCĐ thường niên 2023. Tính đến thời điểm 8h50, số lượng cổ đông ...

Thừa Thiên Huế quy hoạch Khu du lịch nghỉ dưỡng 330ha, quy mô 9.500 người/ngày đêm

Thừa Thiên Huế hướng tới xây dựng dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế với quy mô 9.500 người/ngày đêm.

Xây lắp Thừa Thiên Huế (HUB) muốn chào bán 6,68 triệu cổ phiếu cho cổ đông

Với 22,87 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính công ty sẽ phát hành khoảng 6,86 triệu cổ phiếu HUB để huy động 68,6 ...

Kiều Linh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán