Về hoạt động kinh doanh, các năm gần đây, nếu loại trừ thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát, doanh thu và lợi nhuận của Phục Hưng Holding đều trong xu hướng tăng trưởng tương đối đều đặn. |
Theo tìm hiểu, Công ty CP Xây dựng Phục Hưng Holdings (HNX: PHC) được thành lập ngày 4/7/2001, hiện trụ sở chính tại toà nhà CT2 đường Tố Hữu, phường Trung Văn, quận Từ Liêm, Hà Nội. Ngoài mảng xây lắp thuần túy, Phục Hưng Holdings còn tham gia tích cực trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, phát triển năng lượng.
Cuối năm 2009 là bước đột phá của Phục Hưng Holdings, sau khi chính thức đưa hơn 3 triệu cổ phiếu của mình lên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội - HNX. Thấm thoát nhiều năm trôi qua, tháng 9/2017, vốn điều lệ của Phục Hưng Holding đã tăng lên 208 tỷ đồng, cao hơn đáng kể mức 30 tỷ đồng thời điểm chào sàn.
Ở những ngày khép lại năm 2021, Phục Hưng Holding tiếp tục có bước tăng vốn lên 500 tỷ đồng, và duy trì đến thời điểm hiện tại. Lúc này, nhà sáng lập Cao Tùng Lâm nắm giữ 11,07% lượng cổ phiếu PHC đang lưu hành. Vị doanh nhân sinh năm 1971, quê Nghệ An là cổ đông cá nhân sở hữu nhiều cổ phiếu nhất tập đoàn, tính đến nay.
Trong quá trình phát triển, Phục Hưng Holding được "nuôi lớn" từ những gói thầu "béo bở" có giá trị lớn, lên đến hàng trăm tỷ đồng, trải dài khắp cả nước như: gói thầu thi công kết cấu, hoàn thiện thô và cơ điện cho 123 căn hộ ở dự án Nova World Hồ Tràm - The Tropicocama (trị giá 111 tỷ đồng); gói thầu kết cấu hoàn thiện thô, hạ tầng kỹ thuật cảnh quan thuộc dự án Khu nghĩ dưỡng cao cấp Ninh Bình (11 tỷ đồng); gói thầu thi công dự án Khu căn hộ Thuỷ Tiên (320 tỷ đồng); ký kết hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng dự án Khu liên hiệp sản xuất gang thép Hoà Phát Dung Quất 2 (560 tỷ đồng)...
Nhiều người không khỏi tán dương sự phát triển ấn tượng của Phục Hưng Holding dưới bàn tay điều hành của ông Cao Tùng Lâm - nhà thầu khiêm tốn ngày nào giờ đã thành tập đoàn xây dựng tên tuổi trên thương trường, chiếm vị trí top 10 nhà thầu lớn nhất Việt Nam và được nhiều chủ đầu tư “chọn mặt gửi vàng”.
Về hoạt động kinh doanh, các năm gần đây, nếu loại trừ thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát, doanh thu và lợi nhuận của Phục Hưng Holding đều trong xu hướng tăng trưởng tương đối đều đặn.
Cụ thể, giai đoạn 2017-2019, doanh thu của Phục Hưng Holding lần lượt ở mức 2.111 tỷ đồng, 3.159 tỷ đồng và 3.720 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng 50% và 18%/năm. Theo đó, lợi nhuận sau thuế cùng thời kỳ đạt 44,5 tỷ đồng, 81 tỷ đồng và 90 tỷ đồng, cũng đều phát triển về giá trị qua từng năm.
Tuy nhiên, trong năm đầu đại dịch hoành hành, Phục Hưng Holdings bất ngờ giảm mạnh xuống còn 1.537 tỷ đồng, tức mất hơn 60% giá trị so với năm 2019. Lợi nhuận sau thuế cũng còn vẻn vẹn 16 tỷ đồng, giảm đến 82% cùng kỳ.
Đà suy giảm có dấu hiệu dừng lại vào năm 2021, khi đó doanh thu còn lại 935 tỷ đồng (tiếp tục giảm 40%), song lợi nhuận ngược chiều tăng gấp 3,5 lần lên 55 tỷ đồng. Điều đó cho thấy, doanh nghiệp đang tiết giảm tốt các chi phí, giúp biên lợi nhuận cải thiện đáng kể.
Tuy vậy, sang năm 2022, bức tranh kinh doanh đột nhiên đảo chiều, dù doanh thu tăng trưởng trở lại với 1.920 tỷ đồng (tăng gấp đôi), thế nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ còn 20 tỷ đồng, giảm 64% kết quả thực hiện năm 2021. Nguyên nhân là do chi phí giá vốn có tốc độ tăng nhanh hơn doanh thu, đồng thời các chi phí vận hành cũng đều tăng cao.
Là doanh nghiệp xây dựng, có đặc thù là thâm dụng vốn, nên Phục Hưng Holdings dựa vào nguồn vốn từ bên ngoài khá nhiều. Thời điểm lập báo cáo tài chính năm 2022, nguồn vốn của Phục Hưng Holdings đạt hơn 2.700 tỷ đồng, tuy nhiên chiếm đến 2.042 tỷ đồng trong đó là nợ phải trả (75% nguồn vốn), bao gồm 1.893 tỷ đồng nợ ngắn hạn và 150 tỷ đồng nợ dài hạn.
Số nợ này cao hơn nhiều so với vốn chủ sở hữu (667 tỷ đồng). Như vậy, tỷ lệ nợ trên vốn (D/E) của Phục Hưng Holdings là hơn 3 lần. Nếu đặt cạnh các doanh nghiệp cùng ngành khác, Phục Hưng Holdings của đại gia Cao Tùng Lâm đang quá lệ thuộc vào "chủ nợ", ví dụ như tại Coteccons cùng thời điểm D/E chỉ là 1 lần; Vinaconex là 2,2 lần; Fecon là 1,3 lần...
Nghịch lý 'doanh thu tăng - lợi nhuận giảm' của các 'ông lớn' xây dựng Năm 2022 “vui là vui gượng kẻo là” với nhiều ông lớn ngành xây dựng khi doanh thu tăng trưởng song lợi nhuận lại “quay ... |
Doanh nghiệp xây dựng 'hụt hơi' trên đường về đích Kết thúc 9 tháng, nhiều doanh nghiệp xây dựng lớn mới chỉ hoàn thành được một phần kế hoạch kinh doanh năm nay. Cá biệt, ... |
Chi phí cao 'đè nặng' lợi nhuận Phục Hưng Holdings (PHC) trong năm 2022 Dù doanh thu tăng trưởng song do các loại chi phí neo ở mức cao đã "bào mòn" lợi nhuận năm 2022 của Công ty ... |
Hải Âu
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|