Hơn 200 doanh nghiệp tham gia Hội chợ quốc tế đồ gỗ - mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam ASEAN

(Banker.vn) Hơn 200 doanh nghiệp trong nước, quốc tế trưng bày đa dạng các sản phẩm tại Hội chợ quốc tế đồ gỗ - mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam ASEAN lần thứ 2-VIFA ASEAN 2024.
Hội chợ quốc tế đồ gỗ và mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam khởi động trở lại Hội chợ quốc tế Algiers 2024, cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu

Ngày 27/8, tại TP. Hồ Chí Minh đã khai mạc Hội chợ quốc tế đồ gỗ - mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam ASEAN lần thứ 2 - VIFA ASEAN 2024, do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – chi nhánh TP. Hồ Chí Minh (VCCI – HCM), phối hợp với Công ty Cổ phần Thủ công Mỹ nghệ Gỗ Liên Minh, Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh (HUBA) và Hội vật liệu xây dựng Việt Nam (VABM) tổ chức.

Hơn 200 doanh nghiệp tham gia Hội chợ quốc tế đồ gỗ - mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam ASEAN
Hội chợ quy tụ hơn 600 gian hàng đến từ 200 doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Ảnh: Thanh Minh.

VIFA ASEAN 2024 diễn ra song song cùng Hội chợ Triển lãm Tôn vinh Hàng Việt lần thứ 15 đến ngày 30/8/2024, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), 799 Nguyễn Văn Linh, quận 7, TP. Hồ Chí Minh.

Hội chợ quy tụ hơn 600 gian hàng đến từ 200 doanh nghiệp trong nước và quốc tế như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Ý, Hà Lan, Thái Lan, Campuchia… tham gia trưng bày đa dạng các sản phẩm và dịch vụ từ các ngành hàng chính như: Nội ngoại thất, thủ công mỹ nghệ và trang trí nhà cửa, máy móc thiết bị, công cụ, dịch vụ hỗ trợ…

Hơn 200 doanh nghiệp tham gia Hội chợ quốc tế đồ gỗ - mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam ASEAN
Ông Nguyễn Văn Dũng - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Thanh Minh.

Chia sẻ tại sự kiện, ông Nguyễn Văn Dũng - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh cho biết, Hội chợ quốc tế đồ gỗ và mỹ nghệ xuất khẩu và Hội chợ Tôn vinh Hàng Việt năm 2024, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gặp gỡ, tìm kiếm đối tác, người môi giới, nhà mua hàng tiềm năng, tiếp cận nắm bắt nhu cầu, xu hướng hàng hóa, quảng bá thương hiệu. Qua đó, tác động đến các doanh nghiệp trong nước liên tục đổi mới và sáng tạo, phát triển sản phẩm đặc thù, tạo tin tưởng cho người tiêu dùng, để hàng hóa không chỉ chinh phục người Việt Nam, còn từng bước xuất khẩu.

Theo ông Nguyễn Văn Dũng, hiện hàng sản xuất trong nước trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh ngày càng đi vào chiều sâu, tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành vi sử dụng của người tiêu dùng… Từ đó, đặt ra áp lực cũng như trách nhiệm các doanh nghiệp nâng cao giá trị và chuẩn hàng hóa, thay đổi và linh hoạt thích ứng cạnh tranh gay gắt với hàng nhập khẩu, theo hiệu lực từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới.

Hơn 200 doanh nghiệp tham gia Hội chợ quốc tế đồ gỗ - mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam ASEAN
Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh cùng các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khai mạc Hội chợ quốc tế đồ gỗ - Mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam ASEAN lần thứ 2 - VIFA ASEAN 2024 và Hội chợ Tôn vinh Hàng Việt năm 2024”. Ảnh: Thanh Minh.

Do vậy, để từng bước khẳng định thương hiệu Việt trên thị trường trong nước cũng như mở rộng ra nước ngoài. Chính phủ đã có Quyết định số 386/QĐ-TTg về việc ban hành Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021-2025, với mục tiêu giữ thị phần hàng Việt Nam có thế mạnh với tỷ lệ hơn 85% tại các kênh phân phối hiện đại và trên 80% các kênh phân phối truyền thống. Theo đó, các doanh nghiệp cũng cần đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng với giá cả phù hợp, giúp thay đổi tâm lý người tiêu dùng “Hàng Việt chinh phục người Việt”.

“Hội chợ quốc tế đồ gỗ và mỹ nghệ xuất khẩu và Hội chợ Tôn vinh Hàng Việt năm 2024” sẽ là mô hình liên kết hiệu quả, không chỉ là nơi giao lưu kết nối thị trường gặp gỡ đối tác, khách hàng mà còn là điểm hẹn học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp. Từ đó, giúp thị phần tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ được nâng lên, hỗ trợ tích cực phát triển thị trường nội địa, góp phần đưa sản phẩm trong nước hội nhập quốc tế”, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh kỳ vọng.

Hơn 200 doanh nghiệp tham gia Hội chợ quốc tế đồ gỗ - mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam ASEAN
Bà Bùi Hoàng Yến - Phó văn phòng Cục Xúc tiến thương mại phía Nam (Bộ Công Thương) trao đổi với doanh nghiệp về hoạt động xúc tiến thương mại tại hội chợ. Ảnh: Thanh Minh.

Ở góc độ đơn vị phối hợp tổ chức, ông Trần Ngọc Liêm - Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - chi nhánh TP. Hồ Chí Minh (VCCI – HCM) cho biết, mặc dù phục hồi, tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2023, nhưng kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ 7 tháng năm 2024 (10,7 tỷ USD tăng 25% so với năm 2023) nhưng vẫn chưa đạt so với cùng kỳ năm 2022 (11,5 tỷ USD).

Hơn 200 doanh nghiệp tham gia Hội chợ quốc tế đồ gỗ - mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam ASEAN
Khách tham quan quốc tế tại hội chợ. Ảnh: Thanh Minh.

Do đó, ông Trần Ngọc Liêm cho rằng, việc hoàn thiện chất lượng sản phẩm, các chứng chỉ quốc tế cần thiết cũng như tìm kiếm các thị trường phi truyền thống, nhằm đa dạng hóa thị trường đầu ra của sản phẩm gỗ và nội thất là những việc thiết yếu mà các doanh nghiệp cần thực hiện để có thể đảm bảo được sự tăng trưởng bền vững.

Hơn 200 doanh nghiệp tham gia Hội chợ quốc tế đồ gỗ - mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam ASEAN

Doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm với nhà mua hàng quốc tế tại hội chợ. Ảnh: Thanh Minh.

“Hội chợ VIFA ASEAN 2024 không chỉ tạo cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm đối tác, các đơn hàng xuất khẩu mà còn là cầu nối giúp doanh nghiệp các nước trong khu vực tìm kiếm những khách hàng tiềm năng của Việt Nam và quốc tế ngay tại TP. Hồ Chí Minh”, ông Trần Ngọc Liêm nhấn mạnh.

Hơn 200 doanh nghiệp tham gia Hội chợ quốc tế đồ gỗ - mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam ASEAN
Doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm với khách hàng tại Hội chợ Tôn vinh Hàng Việt năm 2024 diễn ra song song với VIFA ASEAN 2024. Ảnh: Thanh Minh

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương, hầu hết các sản phẩm trưng bày tại Hội chợ VIFA ASEAN 2024 đến từ nhiều quốc gia, gồm: Sản phẩm đồ gỗ, nội ngoại thất (sofa, bàn, ghế, giường, tủ, kệ… cho phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ, nhà bếp, sân vườn…); sản phẩm trang trí, hàng thủ công mỹ nghệ (sơn mài, gốm sứ, mây tre lá, cói, thảm…), đèn trang trí, gỗ nguyên liệu, máy móc thiết bị và các loại phụ kiện… phục vụ cho ngành chế biến gỗ và mỹ nghệ xuất khẩu đã được các doanh nghiệp nghiên cứu, tìm hiểu thị trường rất kỹ.

Hơn 200 doanh nghiệp tham gia Hội chợ quốc tế đồ gỗ - mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam ASEAN
Doanh nghiệp xúc tiến thương mại ngay tại sự kiện. Ảnh: Thanh Minh.

Đáng chú ý, nhằm đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp tìm kiếm nhà cung cấp, nhà phân phối, trao đổi thông tin, cập nhật xu hướng mới, tăng lượng khách hàng tiềm năng, khai thác thị trường trong nước, tại hội chợ này còn tổ chức khu vực xúc tiến thương mại kết nối B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp) và B2C (doanh nghiệp với khách hàng), giao lưu và kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp. Đồng thời, Hội chợ tổ chức ngày tư vấn doanh nghiệp xâm nhập thị trường nước ngoài với “Workshop Hỗ trợ doanh nghiệp Việt đẩy mạnh xuất khẩu thông qua sàn thương mại điện tử Alibaba”.

Hơn 200 doanh nghiệp tham gia Hội chợ quốc tế đồ gỗ - mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam ASEAN
Trong khuôn khổ Hội chợ quốc tế đồ gỗ và Mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam ASEAN lần thứ 2 - VIFA ASEAN 2024 cũng diễn ra lễ ký kết hợp tác giữa các đơn vị tổ chức triển lãm và các đối tác trong nước và quốc tế, nhằm phát triển hội chợ cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành thúc đẩy xúc tiến thương mại, kết nối giao thương với các nhà mua hàng quốc tế… Ảnh: Thanh Minh.

Đặc biệt, dự án “Trăm doanh nghiệp, Vạn đơn hàng, Triệu tài khoản” do Viện nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh chủ trì với sự phối hợp của Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh (HUBA), Tiktok Việt Nam và Tập đoàn Kido ký kết hợp tác và triển khai ngay tại hội chợ này nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường tiềm năng, khai thác và phát triển thương mại trên nền tảng livestream và bán hàng trên mạng xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh phù hợp quá trình chuyển đổi số.

Minh Khuê

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục