Hà Nội thu hút 1,8 tỷ USD vốn FDI trong 5 tháng đầu 2023, giao dịch giữa SMBC - VPBank góp 80% tổng giá trị

(Banker.vn) Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, toàn thành phố Hà Nội thu hút hơn 1,8 tỷ USD vốn FDI; trong đó, động lực chính đến từ lượt giao dịch của nhà đầu tư Nhật Bản - Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) mua cổ phiếu của VPBank trên sàn giao dịch chứng khoán với giá trị giao dịch đạt 1,5 tỷ USD.
Hà Nội thu hút 1,8 tỷ USD vốn FDI trong 5 tháng đầu 2023, giao dịch giữa SMBC - VPBank góp 80% tổng giá trị
Môi trường kinh doanh của Hà Nội được đánh giá tích cực, thể hiện qua số lượt doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong tháng 5, với hơn 3.020 đơn vị, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho biết, trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn tới việc thu hút đầu tư vốn từ nước ngoài (FDI) bị ảnh hưởng lớn, Thủ đô vẫn thu hút đến hơn 156 triệu USD chỉ riêng tháng 5 vừa qua.

Trong đó, Hà Nội ghi nhận 43 dự án FDI được cấp phép mới với tổng vốn đăng ký đạt 13,2 triệu USD và 21 dự án được điều chỉnh tăng vốn đầu tư với số vốn đăng ký tăng thêm đạt 108 triệu USD; nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua phần cổ phần là 29 lượt, đạt 35,2 triệu USD.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, toàn thành phố Hà Nội thu hút hơn 1,8 tỷ USD vốn FDI; trong đó, động lực chính đến từ lượt giao dịch của nhà đầu tư Nhật Bản - Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) mua cổ phiếu của VPBank trên sàn giao dịch chứng khoán với giá trị giao dịch đạt 1,5 tỷ USD.

Ngoài ra, là 140 lượt giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài khác cho hoạt động góp vốn, mua cổ phần đạt khoảng 116 triệu USD; đăng ký cấp mới 146 dự án với số vốn đạt 48 triệu USD; 71 dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với 200 triệu USD.

Môi trường kinh doanh của Hà Nội được đánh giá tích cực, thể hiện qua số lượt doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong tháng 5, với hơn 3.020 đơn vị, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái; đặc biệt vốn đăng ký thành lập mới đạt 36.600 tỷ đồng, cao hơn 44% so với cùng kỳ.

Ngược lại, cũng trong tháng 5, có 277 doanh nghiệp giải thể, giảm 17% so với cùng kỳ; 1.129 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 37% và 585 doanh nghiệp trở lại hoạt động, tăng 1%.

Tính chung trong 5 tháng, Hà Nội có hơn 13.000 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 8% so với cùng giai đoạn 2022; số vốn đăng ký đạt 125.900 tỷ đồng, giảm 17% cùng kỳ.

Vẫn theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, trong 5 tháng đầu năm nay, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của Hà Nội tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,7%; sản xuất và phân phối điện tăng 4,1%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 8,3%.

Một số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng khá so với cùng kỳ như: Sản xuất đồ uống tăng 23,9%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 21,5%; chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ tăng 21,1%; sản xuất sản phẩm từ kim loại tăng 10,1%; sản xuất thuốc lá tăng 6,7%.

Tuy nhiên, một số ngành giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước như: sản xuất máy móc, thiết bị giảm 30,8%; in, sao chụp bản ghi giảm 11,7%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 6,8%; dệt giảm 5%; sản xuất trang phục giảm 4,9%.

Lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp thời điểm cuối tháng 5 tăng 0,1% so với tháng trước và giảm 4,1% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 5 tháng đầu năm, chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp giảm 3,8% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, lao động đang làm việc trong doanh nghiệp khu vực nhà nước giảm 1,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 7,4%; khu vực ngoài nhà nước tăng 1,5%.

Để tăng cường khả năng cạnh tranh lâu dài của doanh nghiệp; thu hút nguồn đầu tư trong và ngoài nước vào sản xuất xanh sạch, bền vững, chế biến hàng xuất khẩu có chất lượng cao, mang lại giá trị gia tăng cao cho hàng hóa xuất khẩu Hà Nội, UBND TP. Hà Nội đã có kế hoạch triển khai đề án "Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030".

Hà Nội đặt mục tiêu hỗ trợ về thông tin thị trường cho 5.000 lượt doanh nghiệp; hỗ trợ về đào tạo, tư vấn cho 1.000 lượt doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực cung ứng để từng bước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Thành phố Hà Nội cũng hỗ trợ 300 lượt doanh nghiệp xây dựng năng lực tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới; tổ chức 1.000 lượt kết nối, giao thương với các mạng phân phối nước ngoài; hỗ trợ hơn 500 sản phẩm xuất khẩu trực tiếp vào các mạng phân phối nước ngoài.

'Trùm' đất Thủ Thiêm CII: Rục rịch đầu tư vào một doanh nghiệp niêm yết HOSE, sắp đón dòng vốn tín dụng 2.400 tỷ đồng

Tại Đại hội cổ đông 2023 diễn ra mới đây, ông Lê Quốc Bình - Tổng giám đốc kiêm Thành viên HĐQT CII đã thông ...

Hà Nội sắp thông xe cầu vượt tại nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch

UBND thành phố Hà Nội dự kiến sẽ thông xe tại cầu vượt chữ C tại nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch vào ...

Hà Nội: Một dự án nhà ở xã hội gần 1.200 tỷ được chấp thuận chủ trương đầu tư

Dự án xây dựng khoảng 2.000 căn hộ với quy mô sử dụng đất hơn 4.500m2.

Thanh Phong

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán