Hà Nội: Hoãn cưỡng chế đất 58 hộ ở khu Gò Đống Thây

(Banker.vn) UBND quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã thay đổi thời gian cưỡng chế giải phóng mặt bằng (GPMB) 58 hộ gia đình, cá nhân tại Gò Đống Thây, phường Thanh Xuân Trung.
Hà Nội: Nhếch nhác, xuống cấp nghiêm trọng tại 2 công viên lớn nhất quận Cầu Giấy Đơn vị thiết kế khách sạn Nikko Hà Nội chính thức có mặt tại Việt Nam Hà Nội: “Siêu dự án” đường vành đai “đắt nhất hành tinh” kỳ vọng về đích đầu năm 2025

Ngày 21/2/2024, UBND quận Thanh Xuân đã ban hành Kế hoạch số 84/KH-UBND về tổ chức cưỡng chế thu hồi đất GPMB thực hiện Dự án Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Gò Đống Thây, trong khoảng thời gian từ 8 giờ các ngày 25, 26, 27/3/2024.

Đối tượng cưỡng chế gồm 58 hộ gia đình, cá nhân không đồng thuận nhận tiền và bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Gò Đống Thây (trong đó, 49 trường hợp tháo dỡ toàn bộ công trình; 9 trường hợp cắt xén).

Lý do nào khiến Nhà xuất bản Giáo dục hủy phần thầu 87 tỷ đồng trước “giờ G”?
Phối cảnh dự án

Tuy nhiên, tại buổi họp rà soát tiến độ công tác GPMB mới đây, Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân Võ Đăng Dũng kết luận, chỉ đạo tạm hoãn tổ chức thực hiện việc cưỡng chế thu hồi đất. Thời gian cụ thể tiến hành cưỡng chế thu hồi đất đối với 58 hộ dân sẽ được UBND quận Thanh Xuân thông báo sau.

Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân Võ Đăng Dũng cũng chỉ đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Thanh Xuân, UBND phường Thanh Xuân Trung và các phòng, ban, đơn vị liên quan tiếp tục rà soát, tổng hợp hồ sơ, căn cứ thực hiện dự án để đảm bảo công tác GPMB được thực hiện đúng quy định.

Theo UBND quận Thanh Xuân, thời gian qua, lãnh đạo Quận ủy, UBND quận Thanh Xuân thường xuyên trao đổi, đối thoại với công dân tại các buổi tiếp công dân định kỳ (Bí thư Quận ủy 5 buổi; Phó Bí thư Thường trực Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận 5 buổi; Chủ UBND quận 4 buổi; Phó Chủ tịch UBND quận phụ trách GPMB 4 buổi).

Trong các buổi tiếp công dân, lãnh đạo quận Thanh Xuân chỉ đạo các đơn vị có liên quan trả lời những thắc mắc, kiến nghị của công dân và đề nghị công dân phối hợp cung cấp các hồ sơ, tài liệu liên quan về nguồn gốc, quá trình sử dụng đất, thời điểm xây dựng công trình để tháo dỡ, đề xuất chính sách đảm bảo lợi ích cho người dân trong công tác thu hồi đất GPMB.

Tuy nhiên, các hộ gia đình, cá nhân không đồng thuận, không cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc sử dụng đất để các cơ quan chuyên môn có cơ sở làm căn cứ xây dựng điều chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định.

Ngoài việc trao đổi, đối thoại trực tiếp với công dân, các nội dung công dân kiến nghị, đề nghị đã được UBND quận Thanh Xuân trả lời bằng các văn bản cụ thể, với các nội dung phúc đáp, trả lời các kiến nghị, đề nghị của công dân đang sử dụng đất nằm trong chỉ giới GPMB thuộc tổ dân phố số 14, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân.

UBND quận Thanh Xuân đã thụ lý và giải quyết 4 đơn khiếu nại về quyết định thu hồi đất; quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (Ban Tiếp công dân quận Thanh xuân đã hướng dẫn công dân làm đơn khiếu nại và gửi cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo đúng quy định tại Văn bản số 19/HD-BTCD ngày 05/02/2024).

Ngoài ra, UBND quận Thanh Xuân đã thực hiện việc cung cấp hồ sơ theo yêu cầu của Tòa án nhân dân thành phố với hơn 10 trường hợp đã có đơn khởi kiện gửi Tòa án nhân dân TP. Hà Nội.

Với tinh thần dân chủ và mong muốn giải quyết triệt để các nội dung kiến nghị của công dân, UBND quận đã chỉ đạo tạm dừng thực hiện việc cưỡng chế thu hồi đất vào thời điểm cuối tháng 3/2024 (theo Kế hoạch số 84/KH-UBND ngày 21/02/2024 của UBND quận) để rà soát toàn bộ hồ sơ GPMB, tổ chức đối thoại với các hộ gia đình, cá nhân còn có kiến nghị về người sử dụng đất, nguồn gốc, thời điểm và quá trình sử dụng đất; thời điểm xây dựng công trình gắn liền với đất. Đồng thời, xác nhận nhân, hộ khẩu; tình trạng cư trú, tình trạng nhà đất nằm trong chỉ giới thu hồi đất thực hiện dự án trước khi tổ chức cưỡng chế.

Nhấn mạnh việc đầu tư, tu bổ, tôn tạo di tích Gò Đống Thây trở thành “Công viên văn hóa lịch sử” là rất cần thiết, Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân Lê Hồng Thắng khẳng định trình tự, thủ tục triển khai dự án đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về đầu tư công và quản lý di sản. Với hiện trạng hiện nay, di tích Gò Đống Thây không phát huy được hết các giá trị to lớn và quý giá vốn có; vì vậy, việc đầu tư, tu bổ, tôn tạo di tích này là rất cần thiết.

Lãnh đạo UBND quận Thanh Xuân cũng mong muốn các tổ chức, hộ dân ủng hộ, phối hợp với phòng, ban chuyên môn thuộc quận và UBND phường Thanh Xuân Trung để góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.

Hoàng Diệp

Theo: Báo Công Thương