Giá xăng dầu hôm nay 28/2/2023: Thị trường thế giới điều chỉnh tăng nhẹ

(Banker.vn) Ghi nhận vào lúc 6h10 ngày 28/2 (theo giờ Việt Nam), giá xăng dầu thế giới tiếp đà đi lên bởi áp lực lo ngại thiếu hụt nguồn cung gia tăng. Dầu giảm giá còn do những lo ngại dai dẳng về tăng trưởng kinh tế toàn cầu vượt quá khả năng hạn chế nguồn cung và việc các nhà đầu tư chốt lãi.

Giá xăng dầu hôm nay 24/2/2023: Quay đầu lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay 25/2/2023: "Leo dốc" phiên cuối tuần

Giá xăng dầu hôm nay 27/2/2023: Đầu tuần khởi sắc

Cụ thể, giá dầu đã tăng khi thị trường tiếp nhận thông tin Nga có kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu 500.000 thùng/ngày, tương đương khoảng 5% sản lượng của Nga vào tháng 3 để đáp trả phương Tây vì đã áp đặt giá trần đối với dầu và các sản phẩm dầu của Nga.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Sau đó, giá dầu đã giảm hai phiên liên tiếp bởi những lo ngại dai dẳng về tăng trưởng kinh tế toàn cầu vượt quá khả năng hạn chế nguồn cung, các nhà đầu tư chốt lãi, và lo ngại về việc tăng lãi suất mạnh hơn sẽ gây áp lực lên tăng trưởng kinh tế và nhu cầu nhiên liệu. Giá dầu đã không thể xác lập cú hat-trick giảm vì kế hoạch cắt giảm tới 25% sản lượng xuất khẩu dầu mỏ của Nga từ các cảng phía tây trong tháng 3, vượt mức cắt giảm sản lượng 500.000 thùng/ngày đã công bố trước đó.

Sự leo dốc của giá dầu bất chấp chỉ số USD tăng mạnh và lo ngại lãi suất tăng. Tuần trước, chỉ số USD đã tăng vọt lên 105.

Thông thường, giá USD tăng sẽ đẩy giá dầu lao dốc nhưng theo Phil Flynn, nhà phân tích tại Price Futures Group, biến động giá trong tuần “dường như mang tính kỹ thuật hơn”. Cũng trong tuần trước, biên bản cuộc họp mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã được công bố.

Theo biên bản này, phần lớn các quan chức Fed đồng ý rằng rủi ro lạm phát cao vẫn là "yếu tố chính" định hình chính sách tiền tệ và sẽ tiếp tục việc tăng lãi suất cho đến khi lạm phát được kiểm soát. Trong cuộc họp chính sách gần đây nhất, Fed đã chỉ tăng lãi suất có 0,25 điểm phần trăm thay vì 0,5 và 0,75 điểm phần trăm ở những lần họp chính sách trước.

Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng, Fed sẽ tăng lãi suất 50 điểm cơ bản tại cuộc họp chính sách tới. Cũng trong tuần, báo cáo của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy dự trữ dầu của Mỹ tiếp tục tăng thêm 7,6 triệu thùng.

Một tuần biến động giá nữa của giá dầu đã bắt đầu. Nhu cầu dầu tăng ở Trung Quốc và nguồn cung từ Nga vẫn sẽ là những yếu tố tác động lên giá dầu tuần này. Nguồn cung dầu ngày càng eo hẹp hơn khi các nhà sản xuất lớn trong Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) có kế hoạch cắt giảm sản lượng.

Tháng 10/2022, OPEC+ đã đồng ý cắt giảm mục tiêu sản lượng dầu 2 triệu thùng/ngày từ tháng 11/2022 cho đến hết năm 2023. Trong một báo cáo được đưa ra vào ngày 19/2, các nhà phân tích của Goldman Sachs cho hay, sự thiếu hụt nguồn cung dầu trong tương lai có thể đẩy giá dầu chinh phục lại mốc 100 USD/thùng vào cuối năm nay.

Dầu giảm giá còn do những lo ngại dai dẳng về tăng trưởng kinh tế toàn cầu vượt quá khả năng hạn chế nguồn cung và việc các nhà đầu tư chốt lãi. Ngoài ra, việc các nhà đầu tư lo ngại các ngân hàng trung ương trên thế giới sẽ tăng lãi suất mạnh hơn gây áp lực lên tăng trưởng kinh tế và nhu cầu nhiên liệu đã khiến giá dầu đi xuống.

Tại thị trường trong nước, Liên Bộ Công thương - Tài chính điều chỉnh từ 15h ngày 21/2 như sau: Xăng E5 RON 92 giảm 327 đồng; xăng RON 95 giảm 324 đồng; dầu diesel giảm 756 đồng/lít; dầu hoả giảm 748 đồng/lít; dầu mazut tăng 615 đồng/kg.

Theo đó, sau điều chỉnh giá xăng dầu trên thị trường như sau: Xăng E5RON92 không cao hơn 22.542 đồng/lít; xăng RON 95 không cao hơn 23.443 đồng/lít; dầu diesel 0.05S: không cao hơn 20.806 đồng/lít; dầu hỏa không cao hơn 20.846 đồng/lít; dầu mazút không cao hơn 14.251 đồng/kg.

Tại kỳ điều hành này, Liên bộ không trích lập và không chi quỹ bình ổn giá với xăng E5 RON 92 và RON 95, nhưng trích lập 600 đồng mỗi lít với dầu diesel, 200 đồng với mỗi lít dầu hỏa.

Minh Phương

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán