Giá xăng dầu hôm nay 1/2/2024: Có thể vượt mốc 24.000 đồng/lít? | |
Giá xăng, dầu trong nước "rủ nhau" leo dốc, vượt mốc 24.000 đồng/lít |
Liên Bộ Tài chính - Công Thương quyết định tăng giá bán lẻ xăng dầu như sau:
- Xăng E5RON92: không cao hơn 22.913 đồng/lít (tăng 742 đồng/lít), thấp hơn xăng RON95-III 1.247 đồng/lít. Xăng RON95-III: không cao hơn 24.160 đồng/lít (tăng 753 đồng/lít).
- Dầu điêzen 0.05S không cao hơn 20.999 đồng/lít (tăng 623 đồng/lít)
- Dầu hỏa không cao hơn 20.923 đồng/lít (tăng 379 đồng/lít)
- Dầu madút 180CST 3.5S không cao hơn 16.087 đồng/kg (tăng 593 đồng/kg).
Nguồn ảnh: Internet |
Tại kỳ điều hành này không trích lập Quỹ BOG đối với các mặt hàng xăng, dầu điêzen và dầu hỏa, trích lập Quỹ BOG đối với mặt hàng dầu madút; không chi Quỹ BOG đối với tất cả các mặt hàng xăng dầu: Áp dụng từ 15 giờ ngày 1/2/2024.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 09/CĐ-TTg ngày 24/1/2024 về việc bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 và thời gian tới. Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Tài chính, Công an; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Tổng Thanh tra Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chủ tịch, Tổng Giám đốc: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn, Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn; Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp các cơ quan liên quan xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về kinh doanh xăng dầu. Đồng thời có giải pháp kịp thời không để ảnh hưởng, gián đoạn nguồn cung xăng dầu trên địa bàn các tỉnh, thành phố, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 sắp tới.
Trên thế giới, theo Dailyfx, lúc 5 giờ 20 phút ngày 2/2 (theo giờ Việt Nam), giá dầu Brent và WTI nhích nhẹ. Hoạt động kinh tế yếu ở Trung Quốc, dự trữ dầu thô của Mỹ bất ngờ tăng khi các nhà sản xuất tăng sản lượng đã đẩy giá dầu lao dốc hơn 2% ở phiên giao dịch ngày 31-1.
Giá dầu Brent kỳ hạn tháng 3, hết hạn ngày 31/1, giảm 1,16 USD xuống mức 81,71 USD/thùng. Trong khi hợp đồng tháng 4 giảm 1,89 USD xuống mức 80,55 USD/thùng. Giá dầu WTI của Mỹ giảm 1,97 USD xuống mức 75,85 USD/thùng. Đầu phiên giao dịch, cả hai loại dầu tiêu chuẩn này đều giảm hơn 2 USD.
Reuters dẫn kết quả một cuộc khảo sát chính thức của nhà máy cho thấy hoạt động sản xuất tại Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, trong tháng 1 đã giảm tháng thứ 4 liên tiếp. Dấu hiệu mới nhất cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang nỗ lực lấy lại động lực là việc tòa án Hồng Công (Trung Quốc) vừa ra lệnh thanh lý tập đoàn bất động sản Evergrande.
Theo Reuters, lĩnh vực bất động sản chiếm 1/4 GDP của Trung Quốc. Trong khi đó, các nhà dự báo lớn, gồm OPEC, đều nhận thấy tăng trưởng nhu cầu dầu trong năm nay chủ yếu do tiêu dùng của Trung Quốc.
Đà trượt dốc của giá dầu được hỗ trợ bởi dữ liệu tồn kho dầu của Mỹ từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA). Theo EIA, tồn kho dầu thô của Mỹ tăng 1,2 triệu thùng, ngược so với kỳ vọng của các nhà phân tích về mức giảm 217.000 thùng và ngược so với dữ liệu giảm hơn 2 triệu thùng của Viện Dầu khí Mỹ đưa ra trước đó 1 ngày.
Tuần trước, sản lượng dầu nội địa của Mỹ đã tăng trở lại lên 13 triệu thùng/ngày sau khi giảm gần 1 triệu thùng/ngày do thời tiết giá lạnh từ đầu tháng. Cũng theo EIA, lượng dầu thô trong các nhà máy lọc dầu giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1/2023 do thời tiết, khiến tỷ lệ sử dụng nhà máy lọc dầu xuống 82,9%.
Về phía nguồn cung, theo một cuộc khảo sát của Reuters, sản lượng dầu của OPEC trong tháng 1 đã ghi nhận mức giảm hằng tháng lớn nhất kể từ tháng 7-2023 do một số thành viên thực hiện cắt giảm sản lượng tự nguyện mới và sản lượng giảm ở Libya. Cuộc khảo sát cho thấy OPEC đã bơm 26,33 triệu thùng/ngày trong tháng 1, giảm 410.000 thùng/ngày so với tháng 12/2023.
Thanh Hằng (T/H)
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|