Giá xăng dầu hôm nay 10/6/2024: Thị trường thế giới tiếp tục hạ nhiệt?

(Banker.vn) Tuần qua, trên thế giới giá xăng dầu thế giới ghi nhận hat-trick giảm tuần do lo ngại nhu cầu dầu giảm.

Giá xăng trong nước tiếp đà trượt mạnh, về mức 21.000 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 7/6/2024: Về mức thấp kỷ lục

Ngay phiên giao dịch đầu tiên của tuần, giá dầu trượt dốc hơn 3% xuống mức thấp nhất trong gần 4 tháng do các nhà đầu tư lo ngại quyết định sản lượng của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+). Điều này cho thấy có thể khiến nguồn cung cao hơn trong cuối năm trong bối cảnh tăng trưởng nhu cầu chậm lại.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Theo Reuters, tại cuộc họp trực tuyến cuối tuần qua, Tổ chức OPEC+ đã quyết định kéo dài thêm 3 tháng mức cắt giảm tự nguyện 2,2 triệu thùng/ngày của 8 thành viên nhưng cho biết sẽ dần dỡ bỏ ràng buộc mức cắt giảm tự nguyện này từ tháng 10. Điều này đã gián tiếp đẩy giá dầu tiếp tục giảm sâu thêm hơn 1 USD trong phiên giao dịch thứ 2 của tuần.

Cũng trong phiên này, giá dầu lao dốc còn bởi báo cáo từ Viện Dầu khí Mỹ cho thấy, trong tuần kết thúc vào ngày 24/5, lượng tồn kho dầu thô ở Mỹ tăng 4,052 triệu thùng, tồn kho xăng tăng 4,026 triệu thùng và tồn kho sản phẩm chưng cất tăng 1,975 triệu thùng. Giá dầu đã chấm dứt chuỗi giảm trong phiên giao dịch thứ 3 của tuần. Trong khi đó, giá dầu tăng 1% bởi kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cắt giảm lãi suất vào tháng 9 bất chấp lo ngại về nhu cầu sau khi dữ liệu cho thấy tồn kho dầu thô và nhiên liệu của Mỹ tăng.

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, tồn kho dầu thô của Mỹ đã tăng 1,2 triệu thùng và lượng tồn kho xăng tăng 2,1 triệu thùng. Ngân hàng Trung ương châu Âu giảm lãi suất 0,25% làm dấy lên hy vọng FED cũng sẽ làm theo, cùng với sự trấn an của các bộ trưởng OPEC+ rằng thỏa thuận sản lượng dầu có thể thay đổi tùy thuộc vào diễn biến thị trường đã hỗ trợ giá dầu tăng tốc gần 2% ở phiên giao dịch thứ 4 của tuần.

Cụ thể, giá dầu thô WTI giảm về 75,38 USD/thùng (tương đương giảm 0,23%). Cùng với đó, giá dầu Brent giảm về 79,49 USD/thùng (tương đương giảm 0,48%) so với phiên giao dịch trước đó. Những lo ngại về khả năng dư thừa nguồn cung cũng tăng cao vào đầu tuần sau quyết định mới nhất của OPEC+.

Trong khi đó, OPEC+ đồng ý gia hạn hầu hết các đợt cắt giảm nguồn cung đến năm 2025 cũng công bố kế hoạch loại bỏ dần một số đợt cắt giảm sản lượng tự nguyện từ tám quốc gia thành viên bắt đầu từ tháng 10. Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đã đi trước và hạ lãi suất cơ bản xuống 25 điểm cơ bản điều này đã giải quyết lạm phát nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng cuộc chiến sẽ chưa thể sớm kết thúc.

Dữ liệu cho thấy, tỷ lệ việc làm tại Mỹ ở mức thấp đã làm dấy lên hy vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang có thể cắt giảm lãi suất hai lần trong năm nay và khả năng Fed sẽ hạ chi phí vay trong tháng 9 hiện ở mức 69%.

Trong nước, giá xăng dầu điều chỉnh ngày 6/6 vừa qua các mặt hàng đều giảm. Cụ thể, giá dầu diesel xuống mốc 19.422 đồng/lít; dầu hỏa xuống mốc 19.557 đồng/lít. Dầu mazut được điều chỉnh giảm 253 đồng/kg xuống mốc 17.285 đồng/kg.

Theo lý giải của Bộ Công Thương, giá xăng dầu trong nước có sự thay đổi như trên do chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: tồn kho dầu thô của Mỹ tăng lên, OPEC+ có thể tăng nguồn cung dầu thô vào Quý IV năm 2024, xung đột quân sự giữa Nga và Ucraina vẫn tiếp diễn… Các yếu tố nêu trên khiến giá xăng dầu thế giới trong những ngày vừa qua diễn biến tăng, giảm đan xen tùy từng mặt hàng nhưng có xu hướng giảm là chủ yếu.

Liên quan đến Quỹ Bình ổn giá xăng dầu (BOG) tại kỳ điều hành này, liên Bộ Công Thương – Tài chính quyết định: Không trích lập, không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng E5RON92, xăng RON95, dầu điêzen, dầu hỏa, dầu mazut.

Với lần điều chỉnh mới nhất này, tính từ đầu năm 2024, giá xăng trong nước đã 23 lần điều chỉnh. Đến thời điểm này, giá xăng dầu trong nước đã có lần giảm thứ 2 liên tiếp gần đây. Giá các mặt hàng xăng dầu trong nước chịu tác động mạnh mẽ của thế giới khi trong tuần này, đã có 3 phiên liên tiếp giảm từ đầu tuần về mức thấp nhất kể từ tháng 3/2024.

Những yếu tố tác động trong kỳ điều hành lần này (từ ngày 30/5/2024 - 05/6/2024) của giá dầu thế giới như: tồn kho dầu thô của Mỹ tăng lên, OPEC+ có thể tăng nguồn cung dầu thô vào Quý IV năm 2024, xung đột quân sự giữa Nga và Ucraina vẫn tiếp diễn… Các yếu tố trên đã khiến giá xăng dầu thế giới trong những ngày vừa qua diễn biến tăng, giảm đan xen tùy từng mặt hàng nhưng có xu hướng giảm là chủ yếu.

Trong phiên điều chỉnh mới nhất, Liên Bộ Công Thương - Tài Chính quyết định không trích lập, không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng E5RON92, xăng RON95, dầu điêzen, dầu hỏa, dầu mazut.

Theo các cơ quan điều hành, việc điều chỉnh giá xăng dầu trong nước luôn đảm bảo thực hiện theo Nghị quyết số 30/2022/UBTVQH15. Đồng thời, việc điều chỉnh giá xăng dầu còn xuất phát từ thực tiễn diễn biến giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới trong chu kỳ tính giá, phù hợp với nguyên tắc xác định giá bán tại Nghị định số 80/2023/NĐ-CP ngày 17/11/2023 của Chính phủ (Nghị định 80) về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 1/11/2021 và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu; theo các văn bản hướng dẫn thi hành của Liên Bộ Công Thương - Tài chính.

Giá xăng dầu hôm nay 23/5/2024: Thị trường trong nước có thể sẽ điều chỉnh tăng

Theo dự báo của các doanh nghiệp đầu mối, trong bối cảnh giá dầu thế giới có xu hướng tăng, giá xăng trong nước chiều ...

Giá xăng dầu hôm nay 5/6/2024: Đón tin xấu, dầu thế giới đồng loạt trượt dốc

Trên thị trường thế giới, giá xăng dầu tiếp tục chịu áp lực giảm khi thị trường đón nhận loạt thông tin kém tích cực. ...

Linh Linh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán