Giá xăng dầu hôm nay 1/4/2024: Xu hướng leo cao khi Nga tuyên bố cắt giảm sản lượng

(Banker.vn) Ghi nhận trên thế giới, giá xăng dầu xu hướng tăng khi Nga tuyên bố cắt giảm sản lượng trong quý II/2024 và dự báo nguồn cung có thể bị thắt chặt trong thời gian tới.

Giá xăng dầu hôm nay 28/3/2024: Thị trường trong nước còn tăng mạnh?

Giá xăng dầu hôm nay 29/3/2024: Tăng dựng đứng

Cụ thể, giá dầu thô WTI của Mỹ tiến 1,77 USD lên 83,17 USD trong khi đó, giá dầu Brent chuẩn toàn cầu cũng được điều chỉnh tăng thêm 7 cent và chạm mốc 87 USD/thùng. Tính cả tuần

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

qua, giá dầu Brent xuống dốc nhẹ khoảng 2,4%. Trái ngược đó là giá dầu WTI tăng khoảng 3,2%.

Nhiều dữ liệu cho thấy, giá dầu có thể giữ đà tăng trong tuần tới. Theo Reuters, việc tấn công bằng máy bay không người lái vào các cơ sở lọc dầu tại Nga đã làm giảm khả năng xử lý dầu thô của nước này và ứớc tính tổng công suất lọc dầu đã ngừng hoạt động của Nga do các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái khoảng 14%. Cùng với đó, do không có khả năng lưu trữ dự phòng, Nga cần phải giảm sản lượng thay vì xuất khẩu trong quý II/2024.

Nhiều nhà phân tích cho rằng việc Nga giảm sản lượng dầu một phần nhằm cho rằng các nhà sản xuất trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) cùng nhau tuân thủ việc cắt giảm sản lượng theo cam kết. Khả năng cao, OPEC+ cũng sẽ sẽ gia hạn việc cắt giảm sản lượng đến cuối năm nay.

Chính vì vậy, nguồn cung này có nguy cơ bị thắt chặt hơn nếu nhiều ông lớn ngành dầu mỏ "bắt tay" đẩy giá dầu đi lên. Cùng với đó, thông số tại Mỹ cho thấy, số lượng giàn khoan dầu khí của Mỹ để đo sản lượng tương lai cũng đã giảm 3 giàn so với tuần trước đó. Ngoài ra, các nhà phân tích cũng đã nhìn nhận và cho rằng đây là yếu tố đang hỗ trợ giá dầu tăng.

Trong nước, chiều ngày 28/3, liên Bộ Tài chính, Bộ Công Thương thông báo thay đổi giá bán lẻ xăng dầu trong kỳ điều chỉnh mới. Cụ thể, cơ quan quản lý quyết định tăng 410 đồng/lít đối với xăng E5 RON 92 lên mưccs 23.620 đồng/lít và tăng 530 đồng/lít đối với xăng RON 95 lên mức 24.810 đồng/lít. Hiện, giá xăng trong nước đã lên mức cao nhất tính từ đầu năm và cao nhất trong vòng 5 tháng qua.

Cùng với đó, giá dầu diesel giảm 320 đồng/lít xuống mức 20.690 đồng/lít và giá dầu hỏa giảm 390 đồng/lít xuống mức giao dịch là 20.870 đồng/lít. Ngược lại, giá dầu mazut tăng 50 đồng/kg và lên 17.140 đồng/kg. Tại kỳ điều hành này, liên bộ chỉ trích lập quỹ bình ổn đối với dầu mazut ở mức 300 đồng/kg. Cơ quan quản lý không trích lập, đồng thời không chi quỹ bình ổn đối với tất cả loại xăng dầu còn lại.

Doanh nghiệp sẽ tự quyết giá xăng dầu, liệu có "đổi mới"?

Đề xuất được Bộ Công Thương nêu tại tờ trình Chính phủ dự thảo nghị định mới, thay thế các nghị định trước đây về kinh doanh xăng dầu. Theo quy định hiện hành, Nhà nước đưa ra giá cơ sở để làm căn cứ điều hành giá bán lẻ xăng dầu.

Nếu theo quy định trên, mức giá điều hành do Nhà nước công bố giống như giá trần để các doanh nghiệp tự xác định giá bán lẻ trong hệ thống. Ví dụ, kỳ điều hành ngày 28/3, Nhà nước công bố RON 95 -III là 24.816 đồng một lít thì doanh nghiệp bán ra không được cao hơn mức này.

Tuy nhiên, ở lần xây dựng nghị định mới, Bộ Công Thương đề xuất Nhà nước không điều hành giá xăng dầu, mà công bố giá thế giới bình quân 15 ngày và một số chi phí cố định (tỷ giá ngoại tệ, chi phí kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp, các loại thuế, phí). Nếu theo dữ liệu này, các doanh nghiệp đầu mối sẽ tự đưa ra giá bán tối đa và giá bán lẻ tới người tiêu dùng không được cao hơn mức tối đa này.

Bộ Công Thương cho rằng, để doanh nghiệp đầu mối tự quyết giá bán sẽ giúp họ cạnh tranh về chi phí và loại bỏ việc áp dụng giá xăng dầu chia hai vùng tại đô thị, nông thôn hiện nay. Trường hợp tỷ lệ chi phí kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp tăng, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng xem xét điều chỉnh phù hợp thực tế. Việc điều chỉnh thực hiện theo kỳ 15 ngày một lần.

Trước đó, đề xuất cho doanh nghiệp tự quyết giá bán xăng dầu từng được giới chuyên gia nêu đầu năm 2023, khi góp ý sửa một số điều Nghị định 95 và 83 kinh doanh xăng dầu.

Liên quan tới Quỹ bình ổn giá xăng dầu, theo Bộ Công Thương, có ý kiến cho rằng việc trích lập, sử dụng quỹ này chưa phù hợp với Luật Giá. Do vậy, họ đề xuất xây dựng cơ chế mới thay thế quy định hiện hành, để doanh nghiệp có thể dự báo và công bố giá theo quy định.

Hệ thống phân phối xăng dầu hiện tồn tại các loại hình gồm thương nhân đầu mối, phân phối và đại lý bán lẻ, nhượng quyền. Số lượng thương nhân phân phối xăng dầu tăng nhanh thời gian qua tạo thêm nguồn hàng cho doanh nghiệp bán lẻ, đa dạng hệ thống, tuy nhiên cũng phát sinh nhiều bất cập.

Ở lần sửa này Bộ Công Thương dự tính siết lại quản lý hệ thống phân phối xăng dầu. Trong đó, thương nhân phân phối có thể chỉ được mua xăng dầu tư đầu mối và không được mua bán lẫn nhau.

Với doanh nghiệp bán lẻ, dự thảo mới đề xuất 3 hình thức gồm đại lý bán lẻ xăng dầu cho doanh nghiệp đầu mối hoặc thương nhân phân phối và nhận quyền bán lẻ xăng dầu hoặc mua xăng dầu từ đầu mối, thương nhân phân phối để bán lẻ tại cửa hàng.

Bộ Công Thương cũng siết quản lý với doanh nghiệp đầu mối và các đầu mối sẽ phải kết nối dữ liệu kinh doanh, kho xăng dầu khi thuê kho với Bộ Công Thương. Dự kiến, họ có 24 tháng chuẩn bị, thực hiện việc này sau khi nghị định mới có hiệu lực.

Thanh Hằng

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán