Giá vàng trong nước bất ngờ tăng trở lại phiên sáng ngày 6/9

(Banker.vn) Ghi nhận vào lúc 9h10 ngày 6/9, giá vàng trong nước đồng loạt tăng không quá 100.000 đồng/lượng tại các hệ thống cửa hàng. Giá vàng trên thế giới cũng tăng theo bất chấp đồng USD duy trì xu hướng tăng vì hy vọng Fed có thể ổn hoà hơn đối với chính sách lãi suất.

Giá vàng hôm nay 5/9/2022: Vàng chìm sâu dưới đáy

Giá vàng trong nước điều chỉnh trái chiều trong phiên sáng đầu tuầu

Giá vàng hôm nay 6/9/2022: Giá vàng lình xình chờ động thái từ Fed

Cụ thể, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn, Tập đoàn Doji và doanh nghiệp Phú Quý điều chỉnh tăng 100.000 đồng/lượng cho cả hai chiều mua và bán so với cuối phiên ngày hôm qua. Giá mua và giá bán tăng thêm 50.000 đồng/lượng tại hệ thống PNJ chi nhánh Hà Nội. Trong khi đó, hệ thống PNJ chi nhánh Sài Gòn giữ nguyên giá vàng SJC không đổi cho cả hai chiều giao dịch.

Hiện tại, giá trần mua vào của vàng SJC đạt mốc 66 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra có ngưỡng 66,82 triệu đồng/lượng. Các loại vàng nữ trang khác trong sáng nay đồng loạt tăng theo xu hướng chung của thị trường. Cụ thể, giá vàng 24K tăng 100.000 đồng/lượng, vàng tây 18K tăng 80.000 đồng/lượng và vàng 14K tăng 50.000 đồng/lượng cho cả hai chiều mua - bán.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Trong phiên giao dịch sáng ngày 6/9, giá vàng giao ngay tăng 0,13% lên 1.713,1 USD/ounce vào lúc 6h12 (giờ Việt Nam), theo Kitco. Giá vàng giao tháng 12 cũng tăng 0,06% lên 1.723,55 USD.

Hầu hết thị trường Mỹ đóng cửa nghỉ lễ Lao động trong phiên đầu tuần nên lượng giao dịch tương đối mỏng.

Theo ông Craig Erlam, chuyên gia phân tích thị trường tại OANDA, dù có một số hỗ trợ đối với vàng để duy trì trên mốc 1.700 USD/ounce, với đà tăng của đồng USD và việc các ngân hàng trung ương khó có thể nới lỏng chính sách thắt thặt, áp lực giảm giá có thể vẫn xuất hiện và giá vàng có thể xuyên thủng mốc 1.680 USD.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ họp vào cuối tuần này, và dự kiến ​​sẽ thông báo về một đợt tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản để kiềm chế lạm phát đang ở mức cao kỷ lục. Trong khi đó, cuộc họp chính sách tiếp theo của Fed dự kiến ​​diễn ra vào ngày 20 - 21/9.

Tại thời điểm khảo sát, chỉ số USD Index tăng 0,27% lên 109,805. Thị trường chứng khoán châu Âu sụt giảm sau khi Nga gia hạn việc ngừng dòng khí đốt ở đường ống Nord Stream 1 tới châu Âu, làm dấy lên lo ngại về giá năng lượng, theo Reuters.

Trên các thị trường kim loại khác, giá bạc giao ngay tăng 0,4% lên 18,10 USD/ounce, giá bạch kim tăng 1,4% lên 846,83 USD, trong khi giá palladium giảm 0,1% xuống 2.021,43 USD.

Giá vàng ổn định với hy vọng Fed bớt "diều hâu"

Giá vàng thế giới neo ở trên mức quan trọng 1.700 USD/ounce trong phiên giao dịch thứ Hai đầu tuần. Giới đầu tư hy vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể giảm bớt tốc độ tăng lãi suất sau khi dữ liệu việc làm tích cực của nước này trong tháng 8 vừa qua giúp bù đắp áp lực từ đồng USD mạnh.

Vàng giao ngay tăng 0,1% lên 1.713,74 USD/ounce vào lúc 10h53 GMT. Giá vàng kỳ hạn của Mỹ tăng 0,1% lên 1.724,10 USD/ounce. Tuy nhiên, giao dịch dự kiến ​​sẽ không nhiều với hầu hết các thị trường Mỹ đóng cửa cho kỳ nghỉ Lễ Lao động.

Trước đó, kim loại quý đã có phiên giao dịch tích cực nhất trong gần một tháng vào thứ Sáu tuần trước (2/9) sau khi dữ liệu của Mỹ cho thấy mức tăng lương vừa phải trong tháng 8 và tỷ lệ thất nghiệp ở mức 3,7%, một dấu hiệu tích cực ở thị trường lao động.

Craig Erlam, nhà phân tích thị trường cấp cao tại OANDA cho biết: “Những kỳ vọng về việc Fed tăng lãi suất trong tương lai đã giảm nhẹ nhưng báo cáo việc làm sẽ phải được kết hợp với việc chỉ số lạm phát ở mức tích cực..

Hiện tại, chúng ta có thể thấy có một số hỗ trợ khiến giá kim loại quý được giữ ở mức trên 1.700 USD/ounce. Tuy nhiên, việc đồng USD được ưa chuộng quá mức và các ngân hàng trung ương không giảm tốc độ tăng lãi suất sẽ có thể tiếp tục gây áp lực giảm giá lên vàng. Việc giá vàng về dưới 1.680 USD/ounce có vẻ rất khả thi”.

Theo kế hoạch, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ nhóm họp vào cuối tuần này. Các nhà phân tích dự đoán, ECB ​​sẽ đưa ra một đợt tăng lãi suất lớn, có thể thêm 75 điểm cơ bản, để kiềm chế lạm phát đang ở mức cao kỷ lục.

Cuộc họp chính sách tiếp theo của Fed dự kiến ​​diễn ra vào ngày 20-21/9. Hạn chế mức tăng của vàng, chỉ số USD đã ghi nhận mức cao nhất trong 20 năm so với các đồng tiền khác, khiến vàng trở nên đắt đỏ đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.

Trong khi đó, cổ phiếu châu Âu sụt giảm sau khi Nga tuyên bố dừng vô thời hạn hoạt động của đường ống khí đốt Nord Stream 1 tới châu Âu, làm dấy lên lo ngại về giá năng lượng tiếp tục leo thang.

Trước đó, theo Reuters, Matt Simpson, nhà phân tích thị trường tại công ty dịch vụ tài chính City Index (Anh), cho rằng, khi cuộc họp của Fed sẽ diễn ra trong hơn hai tuần tới, bất kỳ phát biểu nào từ các quan chức Fed cũng sẽ được quan tâm khi có thể cho thấy sự thay đổi trong chính sách của ngân hàng trung ương Mỹ. Những phát biểu đề cập khả năng tăng lãi suất 75 điểm cơ bản có thể tiếp tục gây sức ép lên giá vàng.

Theo ngân hàng ANZ (Australia), giá vàng tăng trong phiên trước khi nhiều lao động Mỹ đi làm trở lại hơn. Bất kỳ sự nới lỏng nào của thị trường việc làm sẽ góp phần hạ nhiệt lạm phát và cho phép Fed giảm tốc độ tăng lãi suất.

Linh Linh

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục