Tại thời điểm chốt phiên ngày 23/9, giá vàng miếng SJC tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) được niêm yết ở mức 80 triệu đồng/lượng (mua vào) và 82 triệu đồng/lượng (bán ra), không thay đổi so với phiên giao dịch hôm qua.
Ảnh minh họa. |
Tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, giá vàng cũng giữ nguyên ở mức 80 triệu đồng/lượng (mua vào) và 82 triệu đồng/lượng (bán ra), giống như phiên trước.
Tương tự, giá vàng của PNJ tại Hà Nội và TP.HCM cũng không có biến động, duy trì mức 80 triệu đồng/lượng (mua vào) và 82 triệu đồng/lượng (bán ra).
Đối với vàng nhẫn tròn 9999 Hưng Thịnh Vượng tại DOJI, giá hiện được niêm yết ở mức 80,10 – 81,20 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 700.000 đồng/lượng ở chiều mua và 650.000 đồng/lượng ở chiều bán so với phiên trước.
Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn cũng ghi nhận giá vàng nhẫn ở mức 79,5 – 80,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 600.000 đồng/lượng cho cả hai chiều so với phiên giao dịch ngày hôm qua.
Bảo Tín Minh Châu đã điều chỉnh giá vàng nhẫn tròn trơn lên mức 80,08 – 81,18 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 690.000 đồng/lượng ở chiều mua và 650.000 đồng/lượng ở chiều bán so với phiên trước.
Lúc 22h ngày 23/9, giá vàng giao ngay trên thị trường quốc tế ghi nhận tăng 8,6 USD/ounce ở mức 2.630,0 USD/ounce.
Giá vàng thế giới đã tăng khoảng 25% kể từ đầu năm, khiến người tiêu dùng châu Á, vốn nhạy cảm với giá cả, chùn bước. Tuy nhiên, chính phủ Ấn Độ đã cắt giảm thuế nhập khẩu vàng 9 điểm phần trăm vào cuối tháng 7/2024, tạo ra làn sóng nhu cầu mới tại quốc gia mua vàng lớn thứ hai thế giới.
Ông Philip Newman, Giám đốc điều hành của Metals Focus tại London, nhận định: "Tác động của việc giảm thuế rất đáng kinh ngạc và chưa từng có. Nó thực sự thu hút người tiêu dùng."
Theo các nhà phân tích, kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất nhanh chóng là yếu tố chính thúc đẩy giá vàng tăng mạnh trong năm nay. Lãi suất thấp hơn làm tăng sức hấp dẫn của các tài sản không sinh lời như vàng và có thể gây áp lực lên đồng USD, đồng tiền định giá vàng. Fed đã giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm trong cuộc họp giữa tuần trước, đẩy giá vàng lên mức cao kỷ lục mới, vượt qua 2.600 USD/ounce vào phiên 20/9. Đà tăng này còn được thúc đẩy bởi kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục giảm lãi suất và căng thẳng gia tăng ở Trung Đông.
Bên cạnh đó, nhu cầu mạnh mẽ đối với trang sức và vàng thỏi, cùng với việc các ngân hàng trung ương tăng cường mua vào, cũng góp phần duy trì sự ổn định của giá vàng.
Theo dữ liệu từ Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), Ấn Độ chiếm khoảng 1/3 nhu cầu vàng trang sức toàn cầu năm ngoái và đã trở thành thị trường vàng thỏi và tiền vàng lớn thứ hai thế giới. Tuy nhiên, nhu cầu gia tăng đã khiến giá vàng trong nước ở Ấn Độ nhanh chóng trở lại mức trước khi giảm thuế nhập khẩu.
Ngân hàng trung ương Ấn Độ cũng đã tăng cường mua vàng, bổ sung 42 tấn vào kho dự trữ trong bảy tháng đầu năm, hơn gấp đôi so với cả năm 2023. Một nguồn tin quen thuộc với quan điểm của Ngân hàng Trung ương Ấn Độ cho biết, các giao dịch mua vàng là một phần “thường lệ” trong việc quản lý dự trữ ngoại hối và ổn định tiền tệ.
Giá vàng chiều nay 24/9/2024: Vàng miếng tăng sốc 1,5 triệu, liệu có kịch bản nguy hiểm đằng sau? Theo khảo sát chiều ngày 24/9, giá vàng miếng SJC tăng mạnh thêm 1,5 triệu đồng/lượng, đạt mức 83,5 triệu đồng/lượng (bán ra). |
Dự báo giá vàng ngày 25/9/2024: Vàng xô đổ mọi kỷ lục và 7 yếu tố rủi ro với nhà đầu tư Giá vàng trong nước ngày 24/9 tiếp tục tăng mạnh, với vàng miếng SJC chạm mức 83,5 triệu đồng/lượng. Vàng nhẫn cũng ghi nhận mức ... |
Giá vàng miếng SJC lại tăng sốc 1,5 triệu đồng mỗi lượng: Chuyện gì đang xảy ra? Giá vàng hôm nay 24/9 tăng mạnh, với vàng miếng SJC nhảy vọt 1,5 triệu đồng/lượng, đạt 83,5 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, vàng nhẫn ... |
Thiên Ân
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|