Giá tiêu hôm nay 15/9/2022: Thị trường xuất khẩu liên tục giảm

(Banker.vn) Giá tiêu hôm nay thu mua trong khoảng 65.500 - 68.500 đồng/kg. Giá tiêu đi ngang sau phiên điều chỉnh giảm nhẹ trước đó. Thị trường tuần trước cho thấy phản ứng trái chiều.

Giá tiêu hôm nay 12/9/2022: Nhận định nào cho giá tiêu những tháng cuối năm?

Giá tiêu hôm nay 13/9/2022: Thị trường tiêu Việt có thể tăng 20% vào cuối năm

Giá tiêu hôm nay 14/9/2022: Thị trường nội địa và xuất khẩu diễn biến chậm

Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 66.500 đồng/kg. Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 65.500 đồng/kg. Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 66.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 68.500 đồng/kg. Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 67.000 đồng/kg. Giá tiêu hôm nay đi ngang ở các địa phương so với cùng thời điểm hôm qua sau phiên điều chỉnh giảm nhẹ trước đó.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Theo bản tin mới nhất của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, thị trường tuần trước cho thấy phản ứng trái chiều. Ở khu vực Nam Á, giá tiêu Ấn Độ ổn định. Trong khi sau 3 tuần giảm, giá tiêu nội địa Sri Lanka cũng ổn định trở lại.

Tại Đông Nam Á, sau 3 tuần ổn định, giá tiêu Indonesia tăng trong tuần trước do nguồn cung khan hiếm và nhu cầu tăng. Giá tiêu đen nội địa Malaysia tăng trong tuần, trong khi đó, các loại khác ổn định và không thay đổi.

Với Việt Nam, giá tiêu nội địa và quốc tế của Việt nam giảm trong 4 tuần. VPA đánh giá, nguyên nhân qua do đồng Việt Nam giảm 1% so với USD (23.580 VND/USD).

Trong 10 ngày cuối tháng 7, giá tiêu trong nước đã tăng mạnh, sau khi một số đại lý tăng cường thu mua trở lại với kỳ vọng xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ tốt dần lên trong những tháng cuối năm.

Tuy nhiên, tình hình mua bán hàng thực trên thị trường không quá sôi động dù giá tiêu được đẩy lên đáng kể. Đồng thời, giá cũng lên xuống không đồng nhất bởi có khu vực đại lý thu mua nhiều nhưng nơi khác thì khá trầm lắng. Do đó, vào giữa tháng 8, giá tiêu đen trong nước đã giảm trở lại.

Các chuyên gia nhận định nhu cầu yếu vẫn là yếu tố kìm hãm sự phục hồi của giá tiêu. Sức cầu của thị trường đang đối mặt với nguy cơ giảm sút khi lạm phát tăng cao tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là tại châu Âu và Mỹ - hai thị trường tiêu thụ hồ tiêu lớn nhất của nước ta.

Bên cạnh đó, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên tục tăng lãi suất trong thời gian gần đây để kiềm chế lạm phát khiến đồng USD chảy ngược vào Mỹ và tăng giá so với các đồng tiền khác cũng là một trong những nguyên nhân.

Điều này dẫn đến nhiều quốc gia bị thiếu USD và buộc phải hạn chế ngoại tệ đối với nhập khẩu hàng hóa không thiết yếu, trong đó có hồ tiêu. Một số nước như Pakistan và Ai Cập, vốn là thị trường xuất khẩu tiêu lớn của Việt Nam trong những năm gần đây, đang gặp phải tình trạng này.

Song song đó, chính sách kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt tại Trung Quốc cũng góp phần vào sự không chắc chắn của thị trường hồ tiêu.

Hạ Vy

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục