Giá thép hôm nay ngày 1/10/2023: Giá thép xuất khẩu tháng 8 giảm 46,6% so với cùng kỳ

(Banker.vn) Giá thép hôm nay ngày 1/10/2023: Tăng tiếp 6 nhân dân tệ/tấn trên sàn giao dịch. Giá thép xuất khẩu tháng 8 giảm 46,6% so với cùng kỳ.
Giá thép hôm nay ngày 28/9/2023: Giảm tiếp 8 nhân dân tệ/tấn trên sàn giao dịch Giá thép hôm nay ngày 29/9/2023: Quay đầu tăng 18 nhân dân tệ trên sàn giao dịch Giá thép hôm nay ngày 30/9/2023: Tăng tiếp phiên thứ hai trên sàn giao dịch

Giá thép tăng 6 nhân dân tệ trên sàn giao dịch

Giá thép hôm nay giao tháng 1/2024 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 6 nhân dân tệ lên mức 3.690 nhân dân tệ/tấn.

Giá thép xuất khẩu tháng 8 giảm mạnh 46,6% so với cùng kỳ năm 2022.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sắt thép các loại trong tháng 8/2023 đạt hơn 988.075 tấn với kim ngạch hơn 706,3 triệu USD, giảm 2% về lượng và giảm 3,5% về trị giá so với tháng 7/2023. Tính chung trong 8 tháng đầu năm, xuất khẩu sắt thép của nước ta thu về 5,69 tỷ USD với hơn 7,38 triệu tấn, tăng 24,4% về lượng nhưng giảm 6,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Giá xuất khẩu sắt thép các loại trung bình trong 8 tháng đầu năm đạt 771,6 USD/tấn, giảm 24,78% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung trong 8 tháng năm 2023, Italy là thị trường lớn nhất nhập khẩu sắt thép các loại của Việt Nam. Cụ thể trong 8 tháng, xuất khẩu sang thị trường này thu về hơn 843,8 triệu USD với 1,19 triệu tấn, tăng 164% về lượng và tăng 65% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Giá thép hôm nay ngày 1/10/2023: Giá thép xuất khẩu tháng 8 giảm 46,6% so với cùng kỳ
Giá thép xuất khẩu tháng 8 giảm mạnh 46,6% so với cùng kỳ năm 2022

Đứng sau Italy là thị trường Campuchia và Mỹ với tổng giá trị xuất khẩu trong 8 tháng lần lượt là 755,3 và 716,7 triệu USD.

Đáng chú ý, giá xuất khẩu sắt thép của Việt Nam trong 8 tháng năm 2023 giảm mạnh so với 2022 nên một số nước có xu hướng tăng cường nhập hàng, trong đó có Ấn Độ.

Cụ thể, trong tháng 8/2023, xuất khẩu sắt thép của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 45.098 tấn với kim ngạch 37,7 triệu USD. Trong khi đó, tháng 8/2022, Thổ Nhĩ Kỳ chỉ nhập khẩu 17.797 tấn sắt thép với kim ngạch đạt 14,6 triệu USD.

Tính chung 8 tháng, xuất khẩu sắt thép các loại sang thị trường này đạt 403.240 tấn, trị giá hơn 306,8 triệu USD, gấp hơn 1.065% về lượng và 522% về giá trị.

Bên cạnh đó, giá xuất khẩu bình quân sang thị trường này trong 8 tháng năm 2023 đạt 760,8 USD/tấn, giảm 46,6% so với cùng kỳ năm 2022 (1.425 USD/tấn).

Thép trong nước giảm giá lần thứ 19

Từ 7/9, một số doanh nghiệp thép trong nước thông báo giảm 100.000-310.000 đồng/tấn đối với sản phẩm thép cuộn CB240, thép thanh vằn D10 CB300 vẫn giữ nguyên giá bán.

Cụ thể, ở lần giảm giá thứ 19 này, thương hiệu Thép Hòa Phát hạ giá 100.000 đồng/tấn đối với sản phẩm thép cuộn CB240 ở cả 3 miền. Giá sau điều chỉnh, giá dòng thép này ở miền Bắc, miền Trung xuống còn 13,43 triệu đồng/tấn; trong khi ở miền Nam có giá bán 13,53 triệu đồng/tấn.

Còn giá thép thanh vằn D10 CB300 vẫn giữ nguyên so với đợt điều chỉnh trước, ở mức 13,74-13,79 triệu đồng/tấn.

Thép Việt Ý tại miền Bắc giảm 210.000 đồng/tấn với sản phẩm thép cuộn CB240, giá còn 13,43 triệu đồng/tấn; dòng thép thanh vằn D10 CB300 vẫn giữ ở mức giá 13,69 triệu đồng/tấn.

Thép Việt Đức cũng điều chỉnh giảm 310.000 đồng/tấn đối với sản phẩm thép cuộn CB240, giá bán về mức 13,74 triệu đồng/tấn. Còn sản phẩm sản phẩm thanh vằn D10 CB300 của thương hiệu này vẫn có giá bán là 13,89 triệu đồng/tấn.

Thép Kyoei Việt Nam giảm 200.000 đồng/tấn với thép cuộn CB240, ở mức 13,46 triệu đồng/tấn. Thép D10 CB300 vẫn giữ nguyên ở mức 13,71 triệu đồng/tấn.

Thép Pomina cũng hạ 110.000 đồng/tấn với thép cuộn CB240 còn 13,48 triệu đồng/tấn, thép vằn thanh ở mức 14,38 triệu đồng/tấn.

Từ đầu năm đến nay, giá thép xây dựng trong nước giảm sâu tới 19 lần liên tiếp. Sau 19 phiên giảm này, giá thép đã “về đáy” thấp nhất trong 3 năm qua.

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, nguyên nhân giá thép trong nước liên tục giảm là do nhu cầu tiêu thụ chậm. Tiêu thụ chậm thép xây dựng đến từ nguyên nhân thị trường bất động sản còn ảm đạm, đầu tư công chưa khởi sắc. Không những thế, các doanh nghiệp thép trong nước còn phải cạnh tranh với thép giá rẻ của Trung Quốc khi nước này liên tục hạ giá thép xuất khẩu.

Với tình hình thực tế này, VSA dự kiến đà giảm của giá thép còn chưa dừng lại từ nay đến cuối năm.

Sau 19 phiên giảm, giá thép hôm nay ở mức như sau:

Giá thép tại miền Bắc

Thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 giảm 100 đồng, xuống mức 13.430 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.740 đồng/kg.

Thương hiệu thép Việt Ý, dòng thép cuộn CB240 giảm 210 đồng, xuống ở mức 13.430 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.690 đồng/kg.

Thép Việt Đức, với dòng thép cuộn CB240 giảm 310 đồng, xuống mức 13.430 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.890 đồng/kg.

Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 giảm 210 đồng xuống mức 13.190 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.500 đồng/kg.

Thép VAS, với dòng thép cuộn CB240 giảm 210 đồng, xuống mức 13.190 đồng/kg; trong khi đó thép thanh vằn D10 CB300 tiếp tục giữ ở mức giá 13.400 đồng/kg.

Thép VJS, với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.600 đồng/kg; còn dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.500 đồng/kg - giảm 300 đồng.

Giá thép tại miền Trung

Thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.430 đồng/kg - giảm 100 đồng; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.740 đồng/kg.

Thép Việt Đức, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.840 đồng/kg - giảm 200 đồng; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.140 đồng/kg.

Thép VAS, hiện thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.550 đồng/kg; dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.400 đồng/kg - giảm 100 đồng.

Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.480 đồng/kg - giảm 110 đồng; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 100 đồng, có giá 14.380 đồng/kg.

Giá thép tại miền Nam

Thép Hòa Phát, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.790 đồng/kg; thép cuộn CB240 ở mức 13.430 đồng/kg - giảm 100 đồng.

Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.600 đồng/kg.

Thép Pomina, dòng thép cuộn CB240 giảm 200 đồng, có giá 14.280 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.380 đồng/kg.

Nguyễn Duyên

Theo: Báo Công Thương