Giá thép hôm nay 5/4/2023: Thị trường giảm mạnh, nguyên liệu thép năm nay có thể giảm 30%

(Banker.vn) Ghi nhận vào lúc 11h20 ngày 5/4 (theo giờ Việt Nam), giá thép hôm nay giao tháng 10/2023 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm xuống mức 3.987 nhân dân tệ/tấn. Giá thép trong nước dự báo sẽ quay đầu giảm trong quý II/2023.

Giá thép hôm nay 31/3/2023: Điều chỉnh tăng nhẹ một số thương hiệu thép

Giá thép hôm nay 3/4/2023: Thép thanh vằn trong nước đồng loạt tăng

Giá thép hôm nay 4/4/2023: Lao dốc trên sàn giao dịch Thượng Hải

Trong báo cáo triển vọng cổ phiếu ngành thép vừa cập nhật, Chứng khoán KBSV nhấn mạnh, nhu cầu tiêu thụ thép tiếp tục suy giảm trong Quý 1/2023 và dự báo sẽ đi ngang trong quý 2/2023. Sản lượng tiêu thụ trong 2 tháng đầu năm 2023 suy giảm so với cùng kỳ, trong đó thép xây dựng giảm 28%.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

KBSV đánh giá, việc ban hành Nghị định 08/2023/NĐ-CP về quy định chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ sẽ là một động lực để thúc đẩy sự hồi phục của thị trường Bất động sản, tuy nhiên trong ngắn hạn doanh nghiệp vẫn sẽ gặp khó khăn về dòng tiền dưới tác động của nợ vay, vốn huy động từ trái phiếu, cũng như nhu cầu sụt giảm.

Do đó, sản lượng tiêu thụ của ngành Thép vẫn sẽ duy trì ở mức thấp trong quý II/2023. Tại thị trường nội địa, giá thép được điều chỉnh tăng 6 lần trong quý I/2023 nhằm đảm bảo chi phí giá vốn hàng bán.

Cụ thể, giá thép ước tính tăng 10% so với quý 4/2022, song song với đó, giá quặng sắt tăng 23%, giá than cốc tăng 10%, thép phế liệu tăng 31%, phôi thép tăng 11%. KBSV dự báo giá bán và giá nguyên vật liệu sẽ giảm dần từ giờ tới cuối năm khi nguồn cung khôi phục.

Giá nguyên vật liệu sẽ hạ trong các quý tới đây nhờ các quốc giá xuất khẩu nguyên vật liệu thép lớn như Brazil, Australia có thể sẽ cần hạ giá bán để đảm bảo thu hút khách hàng khi nhu cầu tiêu thụ lớn tại Trung Quốc cũng sẽ suy giảm để phục vụ mục tiêu chống biến đổi khí hậu.

Giá nguyên liệu thép năm nay có thể giảm 30%

Bước sang năm 2023, việc Trung Quốc hủy bỏ các biện pháp chống Covid-19 đã làm sôi động trở lại thị trường thép toàn cầu. Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên đã tăng 2 phiên liên tiếp bởi kỳ vọng nhu cầu thép ở Trung Quốc được cải thiện khi vào mùa xây dựng cao điểm cùng những lo ngại về khả năng nguồn cung bị bắt chặt. Quặng sắt chủ yếu được sử dụng để sản xuất thép, một vật liệu quan trọng trong các dự án xây dựng và kỹ thuật.

Giá nguyên liệu sản xuất thép này đã tăng trở lại từ mức thấp hồi tháng 10 năm ngoái, do việc Trung Quốc dỡ bỏ chính sách Zero-COVID và các biện pháp hỗ trợ cho lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn của mình làm gia tăng kỳ vọng vào sự phục hồi kinh tế và triển vọng nhu cầu thép ở nước tiêu dùng quặng sắt lớn nhất thế giới.

Hợp đồng quặng sắt được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (Trung Quốc) – hiện là kỳ hạn tháng 5 – vừa kết thúc tuần ở mức 907 nhân dân tệ (132,13 USD)/tấn, đưa mức tăng trong quý 1 lên hơn 6%.

Trong khi đó, trên Sàn giao dịch Singapore, quặng sắt giao tháng 5 ở mức 125,10 USD/tấn, tăng mạnh 10% trong quý 1. Tuy nhiên, tính chung cả quý giá tăng mạnh 10%. Dự báo trong quý 2, giá quặng sắt sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao (trở lại mức 130 USD/tấn) do các nhà máy luyện thép tăng cường sản xuất trong mùa cao điểm truyền thống từ tháng 4 đến tháng 5.

Các nhà phân tích của Morgan Stanley cho biết giá quặng sắt sẽ giảm với lý do sản lượng thép ở Trung Quốc - nhà sản xuất thép hàng đầu thế giới – giảm cũng như việc nước này chuyển hướng sang khuyến khích sử dụng phế liệu thép. "Dự báo trường hợp cơ sở 2H23 của chúng tôi là 90 USD/tấn," chiến lược gia hàng hóa báo cáo Marius van Straaten và một nhóm cho biết trong một báo cáo ngày 20 tháng 3.

Chuyên gia Ian Roper của Công ty Dịch vụ tư vấn Kallanish cũng không lạc quan về triển vọng giá quặng sắt, cho rằng khoáng sản này sẽ giảm xuống còn 90 USD/tấn vào cuối năm nay và căng thẳng trên thị trường đối với nguyên liệu thô này sẽ giảm vào nửa cuối năm 2023. Theo chuyên gia này, năm 2022 nguồn cung quặng sắt trên biển giảm 50 triệu tấn, nhưng trong năm nay có thể tăng 60 triệu tấn do khối lượng cung ứng từ Brazil, Ấn Độ, và có thể là Liên bang Nga và Ukraine phục hồi.

Theo dữ liệu từ Hiệp hội Thép Thế giới, các nhà sản xuất hàng đầu như Nhật Bản, Mỹ và Nga đã cắt giảm sản lượng lần lượt là 5,3%, 5,3% và 8,6%. Mặc dù dữ liệu không giảm mạnh như mức giảm 3,3% trong tháng 1, Fitch dự đoán tình trạng tăng trưởng sản xuất hạn chế sẽ còn tiếp diễn trong suốt cả năm do các công ty sản xuất thép lớn tiếp tục vật lộn với chi phí đầu vào cao.

Trung Quốc, nhà sản xuất thép hàng đầu thế giới, được cho là đang tìm cách cắt giảm sản lượng thép vào năm 2023 trong năm thứ ba liên tiếp. Trong khi đó, nhu cầu thép bị dồn nén trong giai đoạn dịch Covid-19 của Trung Quốc cũng có khả năng giảm dần trong nửa cuối năm nay, CBA dự đoán, trên cơ sở phân tích chương trình nghị sự chính sách kinh tế của Trung Quốc cho năm 2023 tại các cuộc họp chính sách quan trọng vào tháng 3.

Nhu cầu quặng sắt cũng đang bị thách thức bởi tham vọng của Trung Quốc là tăng cường tiêu thụ thép phế liệu - một nguyên liệu thay thế được sử dụng trong sản xuất thép. Đầu tháng 3, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc thông báo rằng nước này đang tăng mức sử dụng thép phế liệu lên 265 triệu tấn trong năm nay, đánh dấu tỷ trọng tăng 25% so với 19% của năm ngoái.

Chuyên gia Roper của Kallanish cũng đồng thuận quan điểm về việc tăng sử dụng phế liệu, đồng thời cho biết tăng trưởng tiêu thụ quặng sắt năm nay còn bị cản trở bởi s ự phục hồi tích sản xuất thép bằng lò hồ quang trên toàn cầu mạnh mẽ hơn so với sự hồi phục ở lĩnh vực lò cao. Những xu hướng này sẽ góp phần làm giảm giá nguyên liệu cho đến nửa cuối năm 2023.

Ngoài ra, nguồn cung phế liệu tăng bù đắp cho nhu cầu quặng sắt từ ngành thép của Trung Quốc tăng 35 triệu tấn. Điều này được nêu trong một đánh giá của Viện Nghiên cứu và Quy hoạch Công nghiệp Luyện kim Trung Quốc (MPI).

Dự kiến, mức tiêu thụ quặng sắt của các nhà sản xuất thép Trung Quốc trong năm 2023 sẽ giảm 2,3% so với năm trước – xuống còn 1,33 tỷ tấn.

Tại thị trường trong nước, ở khu vực miền Bắc, tthương hiệu thép Hòa Phát, dòng thép cuộn CB240 từ 23/2 bình ổn ở mức 15.960 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 tăng 150 đồng, hiện có giá 15.990 đồng/kg. Thép Việt Ý, với dòng thép D10 CB300 tăng 150 đồng có giá mới là 15.960 đồng/kg; thép cuộn CB240 ở mức 15.910 đồng/kg.

Thép Việt Sing, cả 2 dòng thép của hãng là thép thanh vằn D10 CB300 tăng 160 đồng, lên mức 15.990 đồng/kg; thép cuộn CB240 vẫn ổn định, có giá 15.830 đồng/kg. Thép Việt Đức, với thép thanh vằn D10 CB300 điều chỉnh tăng 150 đồng, hiện có giá 15.960 đồng/kg; thép cuộn CB240 ở mức giá 15.710 đồng/kg.

Thép VAS, hiện thép thanh vằn D10 CB300 tăng 150 đồng, lên mức 15.830 đồng/kg; dòng thép cuộn CB240 giữ ổn định ở mức 15.680 đồng/kg. Thương hiệu thép Việt Nhật, với thép thanh vằn D10 CB300 có giá mới 16.040 đồng/kg; dòng thép cuộn CB240 vẫn ở mức 15.880 đồng/kg.

Tại miền Trung, thép Hòa Phát điều chỉnh tăng giá thép thanh vằn, dòng thép cuộn CB240 tiếp tục bình ổn ở mức 15.880 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 tăng 160 đồng, hiện có giá 15.890 đồng/kg. Thép Việt Đức, thép thanh vằn D10 CB300 tăng 150 đồng, có giá 16.210 đồng/kg; dòng thép cuộn CB240 tiếp tục đi ngang ở mức 16.060 đồng/kg.

Thép VAS bình ổn, với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.730 đồng/kg - tăng 150 đồng; thép cuộn CB240 ở mức 15.680 đồng/kg. Thép Pomina vẫn không có thay đổi, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.520 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.580 đồng/kg.

Tại miền Nam, thép Hòa Phát có sự điều chỉnh, với thép cuộn CB240 ở mức 15.980 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 vượt ngưỡng 16.000 đồng/kg, hiện có giá 16.030 đồng/kg - tăng 150 đồng. Thép VAS tăng mạnh giá bán 150 đồng, dòng thép cuộn CB240 lên mức 15.730 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá mới là 15.830 đồng/kg.

Thép Tung Ho, với thép cuộn CB240 ở mức 15.530 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.480 đồng/kg. Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 16.470 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.580 đồng/kg.

Thanh Hằng (T/H)

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán