Giá gas hôm nay 24/2: Quay đầu tăng sau 5 ngày liên tiếp trượt dốc

(Banker.vn) Giá gas hôm nay 24/2, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam) tăng 1,34% lên mức 2,34% USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 4/2023.
Giá gas hôm nay 21/2: Tiếp đà đi xuống hơn 1% Giá gas hôm nay 22/2: "Đỏ rực" ngày thứ tư liên tiếp, vì sao? Giá gas hôm nay 23/2: Tiếp tục đỏ sàn, chưa có dấu hiệu phục hồi

Tháng 8/2022, giá bán buôn khí đốt cho thị trường châu Âu lên tới gần 350 Euro (370 USD/MWh) do hạn chế nguồn cung từ Nga. Tuy nhiên, kể từ thời điểm đó, giá khí đốt trên thị trường châu Âu đã giảm đáng kể.

Giá gas hôm nay 24/2: Giá khí đốt khó trở lại mức cao kỷ lục năm ngoái
Hệ thống đường ống khí đốt

Bên cạnh nguyên nhân do thời tiết tương đối ấm áp trong những tháng mùa Đông, các nguồn cung LNG quy mô lớn qua đường biển cũng góp phần hạ giá khí đốt ở châu Âu.

Dữ liệu của Eurostat cho thấy, nhu cầu khí đốt vào mùa đông này của Liên minh châu Âu đã giảm 19% so với mức trung bình 5 năm, vượt qua mục tiêu 15% mà chính họ đặt ra để có thể sống sót qua mùa đông.

Giờ đây, châu Âu sắp kết thúc mùa đông với lượng khí đốt dự trữ nhiều hơn. Tuy nhiên, người châu Âu được thông báo rằng họ cần tiếp tục tiết kiệm khí đốt cho đến ít nhất là mùa đông tới.

Ông Fatih Birol - Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho rằng, châu Âu vẫn chưa giành chiến thắng trong "cuộc chiến" năng lượng với Nga, dù giá khí đốt giảm đáng kể.

Giám đốc IEA cũng cảnh báo về nguy cơ thiếu năng lượng trong mùa đông sắp tới thời tiết lạnh hơn, do nguồn cung khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trở nên hạn chế, còn nhu cầu từ Trung Quốc thì gia tăng.

Các chính phủ châu Âu đã đưa ra những quyết định đúng đắn trong năm qua, chẳng hạn như xây dựng các kho cảng LNG mới thay vì tiếp tục sử dụng nguồn khí đốt ống dẫn của Nga... Tuy nhiên, các hộ gia đình và doanh nghiệp cần tiếp tục nỗ lực thêm để giảm mức tiêu thụ khí đốt và đẩy mạnh thêm sự phát triển của hoạt động năng lượng tái tạo.

IEA dự kiến, ​​trong năm nay, thị trường toàn cầu sẽ có thêm 23 tỷ m3 LNG. Thế nhưng, Trung Quốc có thể sẽ tiêu thụ 80% sản lượng trên. Do đó, EU có thể sẽ không nhập khẩu đủ khí đốt. Tình trạng thiếu hụt có thể xảy ra vào mùa đông tới, khiến giá tăng trở lại.

Mặc dù vậy, người đứng đầu công ty năng lượng lớn nhất của Đức RWE - ông Markus Krebber dự đoán, giá khí đốt ở châu Âu sẽ không trở lại mức cao kỷ lục của năm ngoái.

Theo ông Krebber, tình hình thị trường khí đốt hiện nay không quá căng thẳng, nhất là nhờ mùa Đông ôn hòa và việc các nhà máy điện hạt nhân ở Pháp nối lại sản xuất.

Còn tại thị trường trong nước từ ngày 1/2, giá gas bán lẻ tăng 5.250 đồng/kg (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng). Theo đó, mỗi bình gas loại 12 kg đến tay người tiêu dùng tăng trung bình 63.000 - 64.000 đồng, loại 45 kg tăng 235.000 - 236.000 đồng/bình, tùy thương hiệu.

Cụ thể, với thương hiệu City Petro, từ ngày 1/2, các sản phẩm gas bán lẻ của doanh nghiệp này tăng 5.250 đồng/kg. Bình gas loại 12kg của City Petro tăng 63.000 đồng/bình và loại bình gas 45kg tăng đến 236.000 đồng/bình.

Công ty Saigon Petro thông báo từ ngày 1/2, giá gas của hãng tăng 62.000đồng bình 12kg. Giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng ở mức 477.000 đồng/bình 12kg.

Tương tự, Petrolimex Gas Sài Gòn cũng thông báo tăng 63.000 đồng/bình 12kg, giá bán lẻ đến người tiêu dùng khu vực TP. Hồ Chí Minh là 486.000 đồng/bình 12 kg.

Hiện, nguồn gas trong nước đang nhập khẩu khoảng 60% nên giá gas bị chi phối và ảnh hưởng bởi giá gas thế giới và tỷ giá. Trong khi đó, giá gas thế giới tháng 2/2023 chốt ở mức 790 USD/tấn, tăng 192,5 USD/tấn so với tháng 1, từ đó đẩy giá gas bán lẻ tháng 2/2023 tăng mạnh.

Như vậy, sau lần giảm vào đầu tháng 1/2023, giá gas đã quay đầu bật tăng mạnh. Tính từ đầu năm đến nay, giá gas đã có 1 lần tăng và 1 lần giảm. Hiện, giá loại nhiên liệu này đã lên mức tương đương thời điểm hồi tháng 3 - 4/2022.

Quỳnh Nga

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục