Giá gas hôm nay 13/9/2022: Chưa dứt đà tăng

(Banker.vn) Ghi nhận vào lúc 10h50 ngày 13/9 (theo giờ Việt Nam), giá gas hôm nay tiếp tục tăng nhẹ, dao động quanh mức 8,4 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 10/2022. Hợp đồng khí đốt tự nhiên kỳ hạn vào ngày 12/) tăng phiên thứ ba liên tiếp, được thúc đẩy bởi những lo lắng ngày càng gia tăng về tình trạng thiếu kho dự trữ mùa Đông.

Giá gas hôm nay 8/9/2022: Quay đầu tăng nhẹ

Giá gas hôm nay 9/9/2022: Sắc đỏ bao trùm ngày cuối tuần

Giá gas hôm nay 12/9/2022: Nối dài đà tăng

Ông Thomas Saal, Phó Chủ tịch Cấp cao về Năng lượng của StoneX Financial Inc., cho biết, tình hình lưu trữ thiếu hụt chắc chắn sẽ không biến mất, trừ khi họ bắt đầu nhận được nhiều khoản bơm lớn hơn trong vài tuần tới. Tuần trước, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) đã báo cáo một lượng khí đốt tự nhiên 54 Bcf được bơm vào kho chứa trong tuần kết thúc vào ngày 2/9.

Theo ông Saal, sản lượng đã tăng đáng kể trong những tuần gần đây để đáp ứng cả nhu cầu nội địa mạnh mẽ và nhu cầu tăng cao từ châu Âu và châu Á đối với hàng xuất khẩu của Mỹ. Đồng thời, nhu cầu làm mát đang giảm dần khi thời tiết mùa Thu đang dần xuất hiện ở các khu vực phía Bắc của Mỹ.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Vào hôm thứ Hai, sản lượng dao động quanh mức 100 Bcf/ngày và dự báo thời tiết cho thấy nhiệt độ ôn hòa hơn vào tháng 9. Các dự báo trong nước cho thấy, mô hình thời tiết ôn hòa đang chiếm ưu thế phần lớn ở Mỹ trong tuần này, nhưng vẫn với xu hướng ấm hơn bình thường được thiết lập vào cuối tuần này sang tuần tới sẽ mang lại "sự gia tăng nhỏ trong nhu cầu quốc gia”.

Tuy nhiên, các nhà giao dịch trong những ngày gần đây tập trung vào nguồn cung tương đối thấp trong kho dự trữ sau một mùa Hè được xác định bởi nhiệt độ cao trên khu vực 48 Tiểu bang vùng Hạ và nhu cầu của châu Âu đối với khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ tăng cao.

Mặt khác, các quốc gia trên khắp châu Á cũng đang cạnh tranh mạnh về LNG khi họ nỗ lực tăng cường nguồn cung cho mùa Đông sắp tới.

Ông Saal cho biết, hiện tại, người mua LNG từ châu Âu và châu Á đang trả giá cao hơn tất cả những người khác ở Mỹ. Chừng nào vẫn còn như vậy, thị trường sẽ tiếp tục gia tăng áp lực lên giá cả.

Tại thị trường trong nước, chiều ngày 31/8, Công ty TNHH Một thành viên Dầu khí TP HCM (Saigon Petro) thông báo từ ngày 1/9 giá bán gas Saigon Petro giảm 7.000 đồng/bình 12kg. Giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng là 423.500 đồng/bình 12kg. Tương tự, Công ty Cổ phần Thương mại dầu khí Thái Bình Dương cho biết từ ngày 1/9, giá gas City Petro giảm 7.000 đồng/bình 12kg và giảm 29.000 đồng/bình 50kg.

Theo đó, giá gas bán lẻ đến tay người tiêu dùng không vượt quá 444.500 đồng/bình 12kg và 1.851.500 đồng/bình 50kg.

Công ty Cổ phần Kinh doanh LPG Việt Nam chi nhánh miền Nam cũng cho biết từ ngày 1/9 giá gas giảm 7.000 đồng/bình 12kg và 26.235 đồng/bình 45kg. Theo đó, giá bán lẻ đến người tiêu dùng 425.900 đồng/bình 12kg và 1.597.155 đồng/bình 45kg.

Công ty Petrolimex Gas Sài Gòn thông báo giá tháng 9 điều chỉnh giảm 7.000 đồng/bình 12kg, giá bán lẻ khu vực TP HCM 429.000 đồng/bình 12kg. Theo các đơn vị này, do giá gas thế giới tháng 9 chốt 640 USD/tấn, giảm 25 USD/tấn so với tháng trước nên các công ty điều chỉnh giảm tương ứng.

Đây là tháng thứ 5 liên tiếp gas giảm giá và là lần thứ 6 trong năm 2022 giá gas giảm với tổng mức 104.000 đồng/bình 12kg.

Giá khí đốt tự nhiên tăng vọt

Giá khí đốt tại Châu Âu tăng 300% trong năm nay và đạt kỷ lục hồi tháng 8 do căng thẳng với Nga. Điều này khiến các công ty năng lượng tại Australia, Hà Lan và Ý tính đến việc sử dụng than trở lại. Tập đoàn Tập đoàn tiện ích khổng lồ Uniper của Đức đã tái khởi động một nhà máy nhiệt điện than và dự kiến sẽ hoạt động đến tháng 4/2023.

Nhà phân tích Fabian Rønningen của Rystad Energy nhận định "Than là lựa chọn rẻ hơn để sản xuất điện trong năm 2022 và cũng được thúc đẩy bởi tình hình nguồn cung khí đốt ở Châu Âu bị thắt chặt".

Với mức giá hiện tại, than đá dự kiến ​​sẽ là lựa chọn cạnh tranh hơn trong hai năm rưỡi tới, ông nói thêm. Giá than toàn cầu đạt mức cao nhất kể từ năm 2008 khi cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ hơn vào tuần trước, và riêng giá than châu Âu đã tăng khoảng 150% kể từ đầu năm.

Hvalbye cho biết việc châu Âu mất khối lượng lớn khí đốt tự nhiên của Nga đang ảnh hưởng đến thị trường năng lượng toàn cầu. Ông nói: "Các nhiên liệu hóa thạch khác như dầu và than đang chảy từ thị trường toàn cầu sang Châu Âu do giá cả ở đó cao ngất ngưởng. Kết quả là, giá than của châu Âu và Australia hiện cao hơn khoảng 5 lần so với mức bình thường".

Thanh Hằng

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán