Giá đường tiếp tục bật tăng lên vùng giá cao nhất 12 năm Giá đường thế giới tăng cao tác động nặng nề đến các nước châu Phi |
Thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, đóng cửa ngày giao dịch 12/10, giá đường 11 đã giảm phiên thứ 3 liên tiếp, đóng cửa giá thấp hơn so với tham chiếu 0,19%. Giá dầu thô hạ tiếp tục là nhân tố chính gây sức ép lên giá đường.
Theo đó, giá dầu thô WTI giảm thêm gần 1% trong phiên hôm qua, đã thúc đẩy các nhà máy ép mía tại Brazil tiếp tục ưu tiên lượng mía ép cho sản xuất đường thay vì chiết xuất ethanol. Điều này giúp nguồn cung đường có thêm cơ hội gia tăng trong thời gian tới. Trước đó, tập đoàn công nghiệp UNICA cảnh báo, sản xuất đường trong nửa đầu tháng 10 tại Brazil sẽ gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi mưa.
Mặc dù giá đường có sự suy giảm nhẹ song vẫn ở mức cao trong nhiều năm qua. Giá đường đã tăng cùng với giá dầu thô kể từ tháng 7, khi Ả Rập Saudi và Nga tuyên bố gia hạn cắt giảm sản lượng dầu. Nhiều ý kiến suy đoán rằng giá dầu thô cao sẽ đẩy giá nhiên liệu tăng và tăng nhu cầu về ethanol, một loại nhiên liệu sinh học tương đối rẻ, đang đẩy giá đường tăng cao.
Giá đường trong nước neo ở mức cao là cơ hội cho các doanh nghiệp mía đường phục hồi |
Cả ethanol trộn vào xăng dùng cho ô tô và đường thô đều được làm từ mía. Các nhà kinh doanh hàng hóa lo ngại rằng sản lượng đường thô có thể giảm nếu các nước sản xuất mía đường chuyển một lượng lớn sản phẩm của họ sang nhiên liệu ethanol sinh học.
Theo Hiệp hội Năng lượng sinh học và Công nghiệp Mía đường Brazil, tính đến ngày 1/10, khoảng 50% lượng mía được sản xuất ở khu vực Trung Nam Brazil, chiếm 90% sản lượng của cả nước, là để làm đường thô. Nhưng các kế hoạch đang được tiến hành để chuyển trọng tâm sang ethanol.
Nếu giá dầu thô tiếp tục ở mức cao, tỷ lệ mía dành cho tinh luyện đường thô có thể giảm xuống mức thấp 40%. Giá đường thô có thể tăng lên quanh mức 30 cent/lb.
Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, năm ngoái, thế giới dư thừa 500.000 tấn đường, nhưng năm nay ước tính thâm hụt 2,2 triệu tấn. Giá đường thế giới tăng mạnh giúp giá đường trong nước tăng theo, đạt trên 22.000 đồng/kg, dù sản lượng tăng trở lại. Đây là đợt giá tăng cao nhất trong hơn 10 năm qua. Nhiều nhà máy đường trong nước đã tăng công suất. Bên cạnh đó, thời gian tới, một số nhà máy ở khu vực Tây Nguyên và miền Trung dự kiến mở cửa hoạt động trở lại, sau thời gian tạm đóng cửa vì thiếu nguyên liệu.
Ngành đường trong nước đang hưởng lợi từ đà tăng của giá đường thế giới, nhưng nhiều doanh nghiệp thận trọng khi lên kế hoạch kinh doanh cho niên độ mới, do lo ngại ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản lượng và năng suất mía.
Niên vụ 2022 - 2023, diện tích trồng mía của Việt Nam đạt 141.906 ha, tăng 13,75%; năng suất thu hoạch bình quân 69,3 tấn/ha, tăng 2,5%; vụ ép mía kết thúc trong tháng 6/2023 đạt sản lượng 9,645 tấn, sản xuất được 935.104 tấn đường các loại, lần lượt tăng 28% và 25% so với niên vụ trước.
Ngành mía đường Việt Nam được đánh giá tiếp tục hồi phục sau giai đoạn khó khăn kéo dài 2011 - 2019 vì đường nhập lậu, cũng như đường nhập khẩu từ một số nước trong khu vực có chính sách trợ cấp, trợ giá, khiến đường nội khó cạnh tranh, dẫn tới giá giảm, người dân bỏ trồng mía và không ít nhà máy sản xuất phải đóng cửa.
Sự hồi phục của ngành mía đường chủ yếu nhờ tác dụng của các biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía nhập khẩu, bên cạnh đó là yếu tố hỗ trợ từ thị trường mía đường thế giới.
Bảo Ngọc
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|