GenAI mang lại lợi ích tích cực cho doanh nghiệp

(Banker.vn) Không chỉ dừng lại ở việc cải thiện hiệu quả, năng suất, GenAI còn giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí.
Báo Công Thương là tờ báo uy tín, tin cậy của cộng đồng doanh nghiệp Mỏ đá vôi hơn 10ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Báo cáo “Hiện trạng GenAi trong doanh nghiệp” vừa được Viện AI Deloitte công bố dựa trên cuộc khảo sát 2.270 nhà lãnh đạo doanh nghiệp am hiểu về AI (trí tuệ nhân tạo) diễn ra từ tháng 5-6/2024 cho thấy, những người đã trực tiếp tham gia thí điểm hoặc triển khai GenAI tại các tổ chức lớn trên 14 quốc gia và 6 ngành, bao gồm: Tiêu dùng; năng lượng, tài nguyên và công nghiệp; dịch vụ tài chính; khoa học cuộc sống và chăm sóc sức khỏe; công nghệ, truyền thông và viễn thông; Chính phủ và dịch vụ công.

GenAI mang lại lợi ích tích cực cho doanh nghiệp
Báo cáo “Hiện trạng GenAi trong doanh nghiệp" dựa trên cuộc khảo sát 2.270 nhà lãnh đạo doanh nghiệp am hiểu về AI (trí tuệ nhân tạo) diễn ra từ tháng 5-6/2024 (Ảnh: ST)

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, GenAI không chỉ dừng lại ở việc cải thiện hiệu quả, năng suất và giảm chi phí mà hơn một nửa trong số lợi ích hàng đầu của nó đến từ việc gia tăng tính đổi mới, cải thiện sản phẩm và dịch vụ, tăng cường mối quan hệ với khách hàng và các giá trị khác. Sự đa dạng của các nguồn giá trị này nhấn mạnh tiềm năng to lớn và tính linh hoạt của công nghệ mang tính chuyển đổi này.

Chính vì những lợi ích mang lại, mà mặc dù đã có những dấu hiệu cho thấy mức độ quan tâm bắt đầu suy giảm, nhưng những người trả lời khảo sát cho biết trong khi các nhà điều hành cấp cao vẫn còn hứng thú với GenAI. Mức quan tâm vẫn được đánh giá là “cao” hoặc “rất cao” trong số hầu hết các lãnh đạo cấp cao (63%) và thành viên HĐQT (53%) vẫn quan tâm đến GenAI.

Mặc dù khảo sát cho rằng việc quản lý rủi ro GenAI là rất quan trọng nhưng 3 trong số 4 rào cản hàng đầu được báo cáo đối với việc triển khai GenAI thành công đều liên quan đến rủi ro, bao gồm: Lo ngại về việc tuân thủ quy định (36%); khó khăn trong việc quản lý rủi ro (30%); và thiếu mô hình quản trị (29%). Nguyên nhân cụ thể có thể bao gồm định kiến thiên vị, lo ngại về quyền riêng tư, lòng tin và an toàn an ninh thông tin.

Để giúp xây dựng lòng tin và đảm bảo việc ứng dụng có trách nhiệm, báo cáo cho rằng, các tổ chức đang nỗ lực xây dựng các hàng rào và năng lực giám sát mới, bao gồm: Thiết lập khuôn khổ quản trị để sử dụng các công cụ và ứng dụng GenAI (51%); giám sát các yêu cầu theo quy định và đảm bảo tuân thủ (49%); và tiến hành kiểm toán/thử nghiệm nội bộ đối với các công cụ và ứng dụng GenAI (43%).

Nguyễn Hòa

Theo: Báo Công Thương