|
Xung đột Nga – Ukraine đã khiến giá dầu khí neo ở mức cao trong thời gian vừa qua. Nga là nước sản xuất dầu lớn thứ ba thế giới, sau Mỹ và Ả Rập Saudi với 11% sản lượng và cũng là nước sản xuất khí gas lớn thứ hai thế giới, chiếm 17% lượng khí gas của thế giới. Nga cũng là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới các sản phẩm về dầu và đứng thứ hai về xuất khẩu dầu thô, chỉ sau Ả Rập Saudi. Nga xuất khẩu gần 60% sản lượng dầu đến các nước Châu Âu OECD và 20% cho Trung Quốc.
Xung đột Nga - Ukraine vẫn chưa gây ra hậu quả nào đến nguồn cung dầu khí nhưng giá dầu Brent vẫn bật tăng, thậm chí giá giao ngay dầu Brent có lúc đóng cửa ở mức gần 124 USD/thùng do lo ngại các lệnh trừng phạt chống lại Nga sẽ làm tê liệt hoạt động xuất khẩu năng lượng. Sự kiện địa chính trị này diễn ra trong bối cảnh tồn kho dầu thấp vì vậy làm áp lực tăng giá dầu liên tục. Theo IEA, trữ lượng dầu quốc tế đã giảm liên tục kể từ giữa năm 2020 và lượng hàng tồn kho chỉ đạt trung bình 1,8 triệu thùng/ngày từ quý III/202 đến cuối năm 2021.
Sự phụ thuộc của Liên minh châu Âu và Anh đối với nguồn cung khí đốt từ Nga ngày càng tăng lên trong thập kỷ vừa qua. Lượng tiêu thụ khí ga tự nhiên tại châu Âu và Anh nhìn chung vẫn không thay đổi trong suốt một thập kỷ qua, nhưng sản lượng sản xuất đã giảm khoảng 1/3 và phần này được bù đắp bằng việc tăng cường nhập khẩu. Vì vậy, thị phần cung cấp khí đốt nhập khẩu từ Nga tại châu Âu tăng từ 25% vào năm 2009 lên 32% vào năm 2021.
Trong khi đó, tầm quan trọng của Ukraine với tư cách là một quốc gia trung chuyển khí đốt đã giảm bớt do việc xây dựng thêm các đường ống trung chuyển khác mang khí đốt từ Nga đến EU và Anh. Tuy nhiên, Ukraine vẫn là khu vực trung chuyển dẫn khí đốt quan trọng của Nga đến châu Âu khi nhận trung chuyển 8% nhu cầu khí tổng hợp của châu Âu và Anh.
Trong tình hình này, KIS đánh giá Tổng công ty Khí Việt Nam là đơn vị hưởng lợi nhiều nhất. Giá dầu tăng không chỉ củng cố tâm lý thị trường đối với cổ phiếu GAS mà còn trực tiếp tác động tích cực đến lợi nhuận của công ty nhờ phần lớn giá bán khí được neo theo giá dầu FO niêm yết tại Singapore (biến động theo giá dầu Brent). Vì vậy, KIS cho rằng GAS sẽ tăng giá bán khí khô, LPG, CNG tương đương với mức tăng của giá dầu. Hiện gần 84% sản lượng khí từ bể Nam Côn Sơn (đóng góp khoảng 65% sản lượng khí khô của GAS) chủ yếu sử dụng giá bán cố định được thiết lập theo giá mua tại miệng khí và được điều chỉnh tăng 2% mỗi năm. Do đó, tỷ suất lợi nhuận gộp của mảng khí khô của GAS sẽ được cải thiện. Theo quan điểm của KIS, biên lợi nhuận gộp chung của GAS sẽ từ mức 17,7% (năm 2021) tăng lên 20,5% hoặc 21,5% hoặc 22,1% trong năm 2022 lần lượt tương ứng với các kịch bản khả quan, cơ sở, bi quan của giá dầu.
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|