Gần 1,2 tỷ cổ phiếu VPB đổ bộ lên sàn HOSE từ hôm nay (6/12)

(Banker.vn) Vốn điều lệ tại VPBank sẽ được nâng từ 67.434 tỷ đồng lên mức 79.339 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu cũng được nâng từ mức 103.500 tỷ đồng lên gần 140.000 tỷ đồng.

Ngày 5/12, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) vừa có công văn chấp thuận thay đổi niêm yết bổ sung gần 1,2 tỷ cổ phiếu VPB của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HOSE: VPB) từ ngày 6/12.

Gần 1,2 tỷ cổ phiếu VPB đổ bộ lên sàn HOSE từ hôm nay (6/12)
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HOSE: VPB)

Theo đó, vốn điều lệ tại ngân hàng này sẽ được nâng từ 67.434 tỷ đồng lên mức 79.339 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu cũng được nâng từ mức 103.500 tỷ đồng lên gần 140.000 tỷ đồng.

Được biết, số cổ phiếu được niêm yết thêm của VPBank đến từ việc ngày 20/10 vừa qua ngân hàng này đã phát hành thành công gần 1,2 tỷ đồng cổ phiếu riêng lẻ cho Ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC). Tổng giá trị của đợt phát hành đạt hơn 35.900 tỷ đồng (tương đương gần 1,5 tỷ USD). Toàn bộ số cổ phiếu phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 5 năm tới.

Trên thị trường chứng khoán, tính đến thời điểm 10h00 phiên giao dịch ngày 6/12, cổ phiếu VPB đang được giao dịch ở mức 19.350 đồng/cp, tăng khoảng 9% so với thời điểm hồi đầu năm.

Tại diễn biến liên quan, trong tháng 11 vừa qua, VPBank đã hoàn thành việc chi hơn 7.900 tỷ đồng để trả cổ tức năm 2022 bằng tiền, tỷ lệ 10%. Bắt đầu từ năm 2023, VPBank dự kiến chia cổ tức bằng tiền trong 5 năm liên tiếp từ nguồn lợi nhuận sau thuế của ngân hàng, trong khi đó vẫn bảo toàn nguồn vốn dành cho hoạt động kinh doanh và tăng trưởng trong kế hoạch.

Về tình hình kinh doanh tại VPBank, theo dữ liệu tài chính quý 3/2023, Ngân hàng ghi nhận thu nhập lãi thuần kỳ này đạt 8.837 tỷ đồng, giảm 15% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế và sau thuế lần lượt là 3.117 tỷ đồng và 2.427 tỷ đồng, giảm 31%.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, ngân hàng này ghi nhận lợi nhuận trước thuế và sau thuế lần lượt đạt 8.279 tỷ đồng và 6.530 tỷ đồng.

Theo báo cáo, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng mẹ trong quý III tăng hơn 22% so với đầu năm, đạt hơn 488.000 tỷ đồng. Mức tăng trưởng tại ngân hàng đang cao hơn nhiều lần so với mức tăng trưởng trung bình ngành 6,9% tới cuối tháng 9.

Đặc biệt, tín dụng trong quý III đã tăng 8% so với quý liền trước, phân bổ tương đối đồng đều vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng,… với khối chiến lược Khách hàng cá nhân (KHCN) và SME đóng góp tới gần 60% tổng dư nợ của ngân hàng.

Tiền gửi không kỳ hạn (CASA) – nguồn vốn chi phí rẻ của ngân hàng, đạt mức tăng trưởng hơn 22% so với đầu năm, góp phần nâng tỷ lệ CASA lên mức 17% trong cơ cấu nguồn vốn huy động của VPBank, giúp ngân hàng tối ưu hóa chi phí vốn.

Dư nợ tín dụng của khối khách hàng cá nhân, trong đó, ghi nhận tăng trưởng 19% so với đầu năm đạt hơn 230.000 tỷ đồng, nhờ chiến lược đa phân khúc đón đầu xu hướng hồi phục của nền kinh tế trong các tháng cuối năm 2023. Số liệu thống kê trong quý III đã cho thấy các dấu hiệu khởi sắc với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong nước tăng trưởng 9.7% so với cùng kỳ năm 2022.

Ở chiều thanh khoản, huy động từ khách hàng tại ngân hàng mẹ trong quý III tiếp nối nhịp tăng ổn định từ các quý trước, bỏ xa mức trung bình ngành 5,9% để chạm mức tăng gần 35% so với đầu năm. Trong đó, riêng khối khách hàng cá nhân tăng trưởng ấn tượng 60% so với đầu năm, nhờ chiến lược thu hút khách hàng bài bản và chuyên biệt.

Nền tảng vốn của ngân hàng sẽ tiếp tục được tăng cường sau thương vụ bán vốn cho đối tác chiến lược SMBC, với vốn chủ sở hữu của VPBank tăng lên xấp xỉ 140.000 tỷ đồng, đứng thứ 2 toàn hệ thống. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của ngân hàng, theo tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s, sẽ cán mốc gần 19% – dẫn đầu trong các ngân hàng tại Việt Nam được tổ chức này đánh giá.

VPBank cho biết, lợi nhuận trước thuế ngân hàng mẹ trong quý III/2023 đạt 3.076 tỷ đồng, giảm 36% so với cùng kỳ. Luỹ kế 9 tháng, lợi nhuận trước thuế VPBank riêng lẻ đạt 10.973 tỷ đồng, giảm 45% so với cùng kỳ.

Ngoài ra, FE Credit - cánh tay tài chính tiêu dùng nối dài của VPBank bắt đầu có lợi nhuận trở lại. theo đó, FE Credit đã bắt đầu ghi nhận các khoản lỗ giảm dần và lợi nhuận tăng trưởng dương trong quý III.

Bên cạnh đó, VPBankS – công ty chứng khoán mang sứ mệnh khai phá mảng ngân hàng đầu tư và quản lý tài sản và OPES – công ty bảo hiểm phi nhân thọ trong hệ sinh thái của VPBank tiếp tục đóng góp tích cực vào kết quả kinh doanh chung của ngân hàng trong quý III. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế trong 9 tháng của 2 công ty con cùng ngân hàng riêng lẻ đạt hơn 12.000 tỷ đồng – bám sát kế hoạch đặt ra cho quý III, mặc dù thị trường vẫn còn nhiều thách thức và khó khăn trong giai đoạn nền kinh tế dò đường tìm lại đà tăng trưởng.

Chủ tịch Hội đồng Quản trị Chứng khoán VPBank (VPBankS) xin từ nhiệm

HĐQT VPBankS đã nhận được đơn từ nhiệm của ông Ngô Phương Chí đồng thời thông báo lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản ...

Vốn điều lệ dẫn đầu hệ thống ngân hàng, VPBank (VPB) có lợi thế gì?

Sau Quyết định ban hành ngày 14/11/2023 vừa qua của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, vốn điều lệ VPBank (HOSE:VPB) đã chính ...

Thùy Chi (T/H)

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục