FE CREDIT tận dụng triệt để cơ hội, kỳ vọng tích cực trong 2022

(Banker.vn) (thitruongtaichinhtiente.vn) - Với dự báo mặt bằng lãi suất có xu hướng tăng trong bối cảnh nền kinh tế đối mặt với rủi ro tiềm ẩn lạm phát, công ty tài chính nào có lợi thế về vốn sẽ là đòn bẩy thúc đẩy tình hình kinh doanh sớm hồi phục và tăng trưởng tích cực trong thời gian tới.

 

Có thể nói 2021 là một năm vô cùng khó khăn đối với ngành tài chính tiêu dùng khi phân khúc khách hàng chính là những người là người có thu nhập trung bình thấp, cũng là nhóm khách hàng dễ bị tổn thương nhất bởi những biến động của nền kinh tế. Theo số liệu của FiinGroup (tổ chức thu thập và phân tích số liệu), con số thiệt hại ngành tài chính tiêu dùng trên thế giới bởi dịch COVID-19 rất lớn khi doanh thu ghi nhận giảm 25%, nợ xấu tăng 100% dẫn đến lợi nhuận giảm gần 200%.

Để có thể hồi phục sau đại dịch, bên cạnh nỗ lực mở rộng quy mô tín dụng, thúc đẩy cầu tiêu dùng thì các công ty tài chính cũng cần phải kiểm soát hiệu quả chi phí vốn.

Là doanh nghiệp có thị phần lớn trong ngành tài chính tiêu dùng tại Việt Nam, phục vụ trên 13 triệu khách hàng, nên tình hình kinh doanh của FE CREDIT chịu nhiều ảnh hưởng từ đại dịch hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành. Để thích ứng và hồi phục, công ty đã thực hiện đa dạng các biện pháp kiểm soát, tiết giảm chi phí vốn như mở rộng hệ sinh thái số, đẩy mạnh các dịch vụ tài chính trực tuyến, tích cực áp dụng công nghệ để thu hút, mở rộng cơ sở khách hàng và đa dạng hóa các kênh huy động vốn trong và ngoài nước với chi phí hợp lý.

Đặc biệt, với đặc thù kinh doanh tập trung vào phân khúc khách hàng có phần rủi ro hơn so với các ngân hàng nên công ty tài chính nói chung cũng như FE CREDIT nói riêng phải đối mặt với bài toán chi phí huy động. Để duy trì tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) trên 20% như hiện tại, công ty đã nỗ lực đa dạng hóa nguồn huy động vốn, từ đó giảm chi phí huy động. Nỗ lực này càng thể hiện rõ ràng hơn trong năm 2021 khi công ty vừa duy trì hoạt động kinh doanh vừa thực hiện các chính sách miễn giảm lãi, phí nhằm đồng hành và hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng tiệu cực của dịch COVID-19.

Trong cơ cấu nguồn vốn của FE CREDIT năm 2021, giấy tờ có giá bao gồm trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi chiếm khoảng 49% trong tổng nguồn vốn và tăng 7% so với thời điểm cuối năm 2020. Điều này khá hợp lý khi mặt bằng lãi suất tiền gửi thấp hơn trước rất nhiều đặc biệt trong 2 năm trở lại đây, từ đó giúp FE CREDIT giảm đáng kể chi phí vốn. Cụ thể, chi phí sử dụng vốn trong năm 2021 giảm xuống 7,1% trong khi năm 2019, 2020 chỉ tiêu này lần lượt ở mức 9,7% và 8,2%.

Bên cạnh đó, công ty cũng đa dạng nguồn vốn bằng việc vay nước ngoài, vay trong nước và tăng cường vốn tự có thông qua việc tăng vốn điều lệ từ 7.328 tỷ đồng lên 10.928 tỷ đồng trong năm 2021.

Bước sang năm 2022, theo Công ty Chứng khoán SSI, với triển vọng nền kinh tế mở cửa hoàn toàn trong giai đoạn tới, nhu cầu tín dụng tăng mạnh và áp lực lạm phát gia tăng, lãi suất huy động có thể đã chạm đáy và sẽ bắt đầu nhích tăng trong nửa cuối năm 2022. Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, mặt bằng lãi suất nói chung chịu lực đẩy chủ yếu từ xu hướng đi lên của lạm phát do giá cả hàng hóa tăng, thanh khoản của một số ngân hàng có thời điểm sẽ gặp khó khăn do nợ xấu gia tăng.

Điều này sẽ có tác động không nhỏ đến chi phí sử dụng vốn của công ty tài chính khi khả năng huy động vốn bị hạn chế nhiều so với các ngân hàng thương mại. Do đó, công ty nào có sự hậu thuận lớn về nguồn vốn sẽ là đòn bẩy thúc đẩy tình hình kinh doanh hồi phục và tăng trưởng tích cực.

Trước đó, giới đầu tư đã bất ngờ chứng khiến thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A) lớn nhất trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam khi VPBank hoàn tất bán 49% vốn điều lệ tại FE CREDIT cho SMBC vào cuối tháng 10/2021. Thông qua thương vụ này, FE CREDIT được kỳ vọng tận dụng cơ hội để huy động mới hoặc cơ cấu lại nguồn vốn huy động hiện tại của mình, từ đó giúp cải thiện chi phí huy động vốn cũng như khả năng sinh lời.

Đại diện công ty này cũng cho biết, với sự tham gia của SMBC - Tập đoàn tài chính hàng đầu Nhật Bản, FE CREDIT đang có kế hoạch tiếp cận các đối tác Nhật Bản mới đồng thời tăng huy động vốn từ các nguồn doanh nghiệp để giảm thiểu phụ thuộc vào nguồn bên thứ ba.

Theo:
    Bài cùng chuyên mục