Dư nợ cho vay lập đỉnh trước nhịp rơi của VN-Index, tình trạng căng margin có xảy ra?

(Banker.vn) Theo thống kê, dư nợ cho vạy tại các công ty chứng khoán đã xác lập kỷ lục mới so với vùng đỉnh 1.500 điểm. Điều nhiều nhà đầu tư quan tâm lúc này là liệu tình trạng căng margin có xảy ra?

Trước khi bốc hơi chóng vánh 120 điểm trong tuần giao dịch vừa qua, thị trường chứng khoán đã có một giai đoạn khởi sắc trong quý đầu năm. Tính từ mốc 1.020 điểm vào hồi giữa tháng 12 năm ngoái, VN-Index gần như tăng một mạch lên đỉnh 19 tháng vào cuối quý 1. Động lực chủ yếu đến từ dòng tiền nội, trong đó có chất xúc tác không thể thiếu là đòn bẩy "margin".

Theo thống kê, dư nợ cho vay tại các công ty chứng khoán vào thời điểm cuối quý 1/2024 ước tính tăng 26.000 tỷ so với cuối năm 2023, đạt khoảng 206.000 tỷ đồng. Đây là mức cao nhất từ trước đến nay, vượt cả giai đoạn quý 1/2022 khi VN-Index trên đỉnh lịch sử 1.500 điểm. Trong đó, dư nợ margin ước tính vào khoảng 195.000 tỷ đồng, tăng 23.000 tỷ so với cuối năm 2023 và cũng là con số kỷ lục trong lịch sử chứng khoán Việt Nam.

Dư nợ cho vay lập đỉnh trước nhịp rơi của VN-Index, tình trạng căng margin có xảy ra?
Dư nợ cho vay margin tại các CTCK tính tới quý I/2024.

Một số công ty có tỷ lệ margin tăng cao như Chứng khoán TCBS margin cuối quý 3 đạt 19.000 tỷ đồng, đây là mức cho vay đạt kỷ lục của công ty chứng khoán này. Mặc dù vậy, so với vốn chủ sở hữu tỷ lệ cho vay chỉ khoảng 60,7%.

Chứng khoán ACB cho vay tăng 122% so với cùng kỳ năm ngoái; VPBS cho vay tăng 181%; MBS cho vay tăng 153%... Hầu hết các công ty chứng khoán đều ghi nhận cho vay tăng mạnh trung bình khoảng 50-60% so với năm ngoái.

Bên cạnh đó, một số công ty chứng khoán có tỷ lệ margin/vốn chủ sở hữu cao như Mirae Asset 153%; HSC 127%; MB 126,6%; KB 134%; PHS cá biệt 195%. So với ngưỡng quy định là 2,0 lần tỷ lệ margin/vốn chủ sở hữu vẫn ở mức thấp cho thấy room cho vay vẫn còn lớn. Đặc biệt, dư nợ margin trên vốn chủ sở hữu cuối tháng 3/2024 ở mức thấp kỷ lục nhiều năm là 54,5% so với mức 80% cuối năm 2023 hay 120% giai đoạn đầu năm 2022.

Room cho vay margin còn lại khổng lồ gần 300.000 tỷ đồng đây cũng là mức cao kỷ lục về nguồn thừa cho vay margin. Trong khi thực tế dư nợ cho vay margin thực tế hiện nay còn thấp hơn rất nhiều do đợt điều chỉnh nhanh và mạnh trong tháng 4 vừa qua. Vn-Index đã bay 120 điểm giảm 9% tính từ đỉnh đạt được vào ngày 28/3.

Nguồn cho vay thừa nhiều chủ yếu nhờ động thái tăng vốn hàng loạt của các công ty chứng khoán trong giai đoạn vừa qua. Theo thống kê của VisRating, tổng lượng vốn dự kiến tăng mới của 30 công ty chứng khoán lớn nhất tính theo tài sản đến tháng 3/2024 khoảng 15.000 tỷ đồng.

Trong đó, Vietcap lên phương án tăng vốn từ 4.375 tỷ đồng lên gần 7.200 tỷ đồng; Chứng khoán SSI sẽ phát hành thêm hơn 453,3 triệu cổ phiếu mới tăng vốn điều lệ thêm 30%, lên mức 19.645 tỷ đồng HSC cũng sẽ phát hành cổ phần để tăng vốn từ 4.581 tỷ đồng lên hơn 7.552 tỷ đồng. ACBS được sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc tăng vốn từ 3.000 tỷ đồng lên 7.000 tỷ đồng. LPBS có kế hoạch tăng vốn từ 250 tỷ đồng lên 3.880 tỷ đồng. VFS cũng trình cổ đông tăng vốn từ 1.200 tỷ đồng lên 2.400 tỷ đồng…

Mục đích tăng vốn ồ ạt của các công ty chứng khoán chủ yếu cho vay margin đón đầu cơ hội sau khi hệ thống KRX đi vào hoạt động. Đặc biệt, nhằm đáp ứng giải pháp các công ty chứng khoán sẽ thực hiện hỗ trợ thanh toán đối với các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài (Non-Prefunding Solution – NPS), các công ty chứng khoán cần bổ sung nguồn vốn.

Trong mô hình CCP hay dịch vụ NPS, trách nhiệm thanh toán giao dịch cho nhà đầu tư thuộc về công ty chứng khoán, do đó, tất yếu các công ty chứng khoán phải chuẩn bị nguồn lực lớn về vốn để hạn chế rủi ro thanh toán. Tại Việt Nam, đa số các công ty chứng khoán đều có kế hoạch tăng vốn trong năm 2024 và 2025, là bước chuẩn bị cho cuộc chơi lớn này.

Theo cập nhật mới nhất, hệ thống KRX sẽ chính thức khởi chạy từ ngày 2/5. Cụ thể, theo chỉ đạo tại cuộc họp ngày 19/4/2024 của Bộ Tài chính, việc triển khai Gói thầu Công nghệ thông tin KRX nhằm mục tiêu đưa hệ thống vào vận hành chính thức (go-live) từ ngày 2/5/2024. Chủ tịch SGDCK Hà Nội, Tổng Giám đốc đã yêu cầu các cá nhân và đơn vị liên quan nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung cao độ và quyết liệt đẩy nhanh tiến độ triển khai công việc thuộc Gói thầu KRX.

Các đơn vị, bao gồm P.CNTT, P.HTGD, P.TTTP, P.TTCKPS, P.GSGD, P.TTTT sẽ chủ động, tích cực phối hợp với Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, UBCKNN và các đơn vị liên quan để hoàn thiện hệ thống văn bản, quy định đảm bảo điều kiện về pháp lý trước ngày go-live.

Các đơn vị tương ứng cũng sẽ phối hợp với đơn vị Tư vấn giám sát (TVGS) và chủ đầu tư để hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu theo quy định. Công việc chuẩn bị nguồn lực và hạ tầng sẽ được thực hiện bởi các đơn vị trên, đảm bảo sẵn sàng cho việc chuyển đổi dữ liệu và đưa hệ thống vào vận hành chính thức.

Các hoạt động điều phối sẽ được Ban điều phối thực hiện để đảm bảo tiến độ triển khai được thực hiện hiệu quả và đúng tiến độ. Công tác hậu cần sẽ được P.HCQT đảm nhiệm, đảm bảo các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, hạ tầng và thủ tục hành chính để hỗ trợ kịp thời cho quá trình triển khai hệ thống mới.

Hệ thống KRX "khởi chạy" chính thức từ ngày 2/5

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa mới ra thông báo về việc triển khai Gói thầu Công nghệ thông tin KRX nhằm ...

Giao dịch khối ngoại tuần 15-19/4: Tiếp tục bán ròng nghìn tỷ, xuất hiện một phiên "gom ròng" lớn trên HoSE

Trong phiên giao dịch 19/4, khối ngoại bất ngờ "gom mạnh" trên HoSE, tập trung nhiều vào nhóm bluechips và midcaps.

Cổ phiếu DPC sắp bị hủy niêm yết, Nhựa Đà Nẵng mong được ‘quan tâm, tạo điều kiện’

Dù rất nỗ lực trong quý I/2024, Công ty CP Nhựa Đà Nẵng (HNX: DPC) vẫn không thoát cảnh thua lỗ. Cơ hội ở lại ...

Góc nhìn đa chiều

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán