Dòng tiền phân hóa, VN-Index chốt tuần đầu tiên của tháng Tư quanh mốc 1.255 điểm

(Banker.vn) Trong phiên giao dịch cuối tuần,thị trường chứng khoán tiếp tục giảm mạnh, qua đó lui về mốc 1.255 điểm.

Trong phiên giao dịch chiều ngày 5/4/2024, thị trường chứng khoán tiếp tục ghi nhận tín hiệu tiêu cực với sắc đỏ bao trùm. Theo đó, VN-Index chốt phiên giao dịch hôm nay với mức giảm 1,04%, qua đó quay lại mốc 1.2655 điểm. Thanh khoản thị trường ghi nhận con số trên 25,1 nghìn tỷ đồng, tương ứng hơn 1 tỷ cổ phiếu được giao dịch.

Tại nhóm VN30, VPB, MWG là hai cổ phiếu duy nhất tăng điểm. Bên cạnh đó, PLX và HDB đứng giá tại mốc tham chiếu. Chiều ngược lại, các mã còn lại đồng loạt giảm điểm, biến động mạnh nhất lên tới gần 5%.

Dòng tiền phân hóa, VN-Index chốt tuần đầu tiên của tháng Tư quanh mốc 1.255 điểm
Diễn biến thị trường chứng khoán trong phiên giao dịch hôm nay.

Tại nhóm đầu tư công, so với phiên sáng, sắc đỏ tiếp tục chiếm vị thế. Kết phiên chiều, các mã cổ phiếu thuộc liên danh VIETUR gồm CC1, VCG, HAN,... bắt đầu hồi phục với thanh khoản tương đối. Cùng chiều, các cổ phiếu cùng ngành khác như HHV, KSB, FCN, LCG,... đồng loạt giảm điểm với biến động tương đối lớn.

Diễn biến cùng chiều, nhóm đầu tư công, nhóm cổ phiếu thép có phần giữ nhịp. Bộ 3 cổ phiếu HPG, HSG, NKG ghi nhận mức mức giảm quanh 3%. Ngoài ra, các mã vốn hóa nhỏ hơn như SMC, TIS,... không thay đổi quá nhiều so với diễn biến của phiên sáng. Cá biệt, cổ phiếu POM tiếp tục sàn cứng sau khi đón nhận tin xấu.

Tại nhóm chứng khoán, dòng tiền có tín hiệu tăng dần so với phiên sáng, dẫn tới diễn biến phân hóa rõ ràng. So với phiên sáng, số lượng mã đỏ tiếp tục tăng dần. Các cổ phiếu VND, SSI, FTS, BSI, HCM,... đồng loạt giảm điểm với biên độ từ 2% - 4%.

Trong diễn biến khác, nhóm ngân hàng ghi nhận sự phân hóa rõ ràng của dòng tiền. Ngược chiều với VPB, các mã cùng ngành như TCB, MBB, TPB, SHB,... giảm điểm với biến động trên 1%.

Tại nhóm dầu khí, diễn biến của của giá dầu trong ngày hôm qua đã tác động một phần tới biến động của cổ phiếu năng lượng. Chốt phiên chiều, PVD, PVS, BSR, PVC phân hóa trong sắc xanh, đỏ đan xen với thanh khoản tương đối.

Ngoài ra, lực bán bất ngờ suy giảm đáng kể tại nhóm BĐS trong phiên chiều nay. Kết phiên giao dịch chiều 5/4, các cổ phiếu như DIG, CEO, HDC, DXG,... phân hóa trong sắc xanh giao động từ 1% - 3%. Cá biệt, trong phiên hôm nay, NVL là mã tích cực nhất nhóm khi "lộ trần" trong phiên giao dịch chiều nay.

Trên sàn HNX, nhịp giảm của nhóm HNX30 gây ra nhiều tác động tới chỉ số chung trong cuối phiên. Chốt phiên giao dịch chiều 5/4, số lượng mã đỏ đã chiếm ưu thế, chỉ số HNX-Index tiến về vùng 239 điểm. Thanh khoản trên sàn HNX tiếp tục được duy trì mức cao, tương đương 131 triệu đơn vị, trị giá khoảng hơn 2.700 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, nhóm HNX30 diễn biến tương đối cùng chiều với sự phân hóa rõ ràng của dòng tiền. Đáng chú ý, PVC tiếp tục là mã mạnh nhất nhóm khi đóng cửa trong sắc xanh với đà tăng trên 5%. Ngược lại, TAR lộ sàn, qua đó là mã giảm mạnh nhất nhóm.

Trên UPCoM, dòng tiền đã có sự phân hóa rõ ràng. Chốt phiên, UPCoM-Index ghi nhận biến động không quá lớn. Cổ phiếu BSR không biến động quá nhiều khi đóng cửa tại mốc 19.900 đồng/CP với khối lượng giao dịch thị đạt xấp xỉ 23 triệu đơn vị. Tiếp theo đó, C4G khớp trên 1,8 triệu đơn vị và đóng cửa tại vùng giá 11.300 đồng.

Tổng quan, trong phiên giao dịch thứ Sáu thị trường chứng khoán tiếp ghi nhận áp lực bán gia tăng rõ rệt, qua đó khiến chỉ số VN-Index để mất mốc 1.260 điểm. Mặc dù nhóm BĐS và dầu khí tiếp tục thu hút được dòng tiền trong phiên chiều, tuy nhiên nhiều cổ phiếu không thể giữ được mức giá cao nhất phiên.

Trong phiên giao dịch hôm nay, NVL là 1 trong những mã tích cực khi đóng cửa trong sắc xanh cùng với thanh khoản lớn, đạt trên 107 triệu đơn vị. Diễn biến tích cực của cổ phiếu NVL diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu này đã được cấp Margin trở lại. Ngoài ra, theo chia sẻ của Chủ tịch tập đoàn, tính tới thời điểm này, về cơ bản Novaland đã hoàn thành tái cấu trúc lại các khoản nợ vay và nợ trái phiếu trong và ngoài nước, tài sản của công ty vẫn cân đối với các khoản nợ.

Việc tháo gỡ pháp lý của các dự án chậm so với dự kiến khiến Novaland không thực hiện đúng các cam kết với khách hàng. Đây là một tổn thất rất lớn ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu của Novaland và bằng mọi cách tập đoàn phải cố gắng từng bước khắc phục.

Trong năm nay, để cùng cổ tình tài chính, Novaland sẽ triển khai nhiều phương án như phát hành cổ phiếu ra công chúng, tiếp tục triển khai các khoản vay tín dụng và gia tăng nguồn thu bán hàng tại các dự án có pháp lý đã hoàn thiện.

Trong điều kiện thị trường bất động sản có những biến chuyển khả quan hơn, tập đoàn dự kiến có thể cân đối được dòng tiền phục vụ cho hoạt động kinh doanh cốt lõi và hoạt động đầu tư ngay trong năm 2024.

Novaland vẫn sẽ ưu tiên tái cấu trúc các khoản đầu tư hiện hữu, đồng thời nghiên cứu hợp tác đầu tư đối với các dự án có pháp lý rõ ràng, sẵn sàng triển khai phù hợp với nhu cầu của thị trường trong tình hình mới cũng như sức khỏe tài chính của công ty.

Đâu là chiến lược đầu tư chứng khoán đúng đắn trong tháng 4?

Trung tâm phân tích Công ty Chứng khoán ACB (ACBS Research) vừa có báo cáo chiến lược tháng 4 cùng khuyến nghị hành động cho ...

Thị trường chứng khoán kỳ vọng đảo chiều, BĐS và dầu khí tiếp tục hút tiền

Trong phiên giao dịch sáng nay, thị trường chứng khoán bất ngờ giảm mạnh ngay trong đầu phiên. Đáng chú ý, nhóm BĐS và dầu ...

Dòng tiền cá mập "đột biến" thanh khoản tại NVL, VN-Index "gánh" nhịp điều chỉnh sâu

Kết phiên 05/04, VN-Index "gánh" nhịp giảm sâu hơn 13 điểm, thanh khoản thị trường được đẩy mạnh, dòng tiền cá mập đua nhau giao ...

Thành An

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán