Động lực tăng trưởng thấp, chờ đợi sự phục hồi trong nửa sau năm 2023

(Banker.vn) Dù tăng trưởng kinh tế không quá khả quan, niềm tin kinh doanh và tiêu dùng sụt giảm, chưa kể là những điểm nghẽn vẫn mới chỉ từng bước được tháo gỡ, kinh tế Việt Nam trong nửa đầu năm 2023 vẫn có những điểm tích cực đáng ghi nhận.

Nhìn lại bức tranh kinh tế nửa đầu năm 2023

Tăng trưởng kinh tế Q2/2023 ước tính đạt 4,14% so với cùng kỳ, cao hơn ước tính của chúng tôi nhờ sự cải thiện của lĩnh vực sản xuất tích cực hơn kỳ vọng. Tăng trưởng Q1/2023 được điều chỉnh giảm nhẹ còn 3,28% so với ước tính 3,32% trước đó. Tính riêng Q2, lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo tăng trưởng 1,25% so với cùng kỳ, so với mức tăng trưởng âm 0,49% trong Q1 và ước tính không tăng trưởng mà chúng tôi đã kỳ vọng. Nổi bật hơn, tăng trưởng lĩnh vực xây dựng cải thiện từ mức 1,9% trong Q1 lên 7,1% trong Q2, đây cũng là mức tăng tốt nhất kể từ Q2/2019. Ở khu vực dịch vụ, dịch vụ bán buôn bán lẻ duy trì được mức tăng 9,0%, cao hơn mức tăng 8,0% trong Q1. Tuy nhiên, dịch vụ lưu trú ăn uống chỉ tăng 7,7% so với cùng kỳ, thấp hơn đáng kể so với mức tăng trưởng 22,9% trong quý trước. Bất động sản tiếp tục tăng trưởng âm, dù mức suy giảm không thay đổi nhiều so với Q1 (giảm 0,9% trong Q2 so với mức giảm 0,7% trong Q1). Tính chung nửa đầu năm 2023, tăng trưởng kinh tế ước đạt 3,7% so với cùng kỳ.

Tăng trưởng GDP theo một số hoạt động kinh tế

.

2Q22

3Q22

4Q22

1Q23

1Q22

2Q22

3Q22

4Q22

1Q23

2Q23

.

% so với cùng kỳ

% đóng góp vào GDP

Tăng trưởng GDP

7,8

13,7

5,0

3,3

5,0

7,8

13,7

5,6

3,3

4,1

Nông nghiệp

3,1

3,7

0,4

2,9

0,3

0,3

0,4

0,5

0,3

0,3

Khai khoáng

4,5

6,4

(0,1)

(4,1)

0,0

0,1

0,2

0,2

(0,1)

0,0

Sản xuất công nghiệp

11,1

11,6

1,9

(0,5)

1,8

2,5

2,8

0,7

(0,1)

0,3

Xây dựng

4,9

17,5

0,2

1,9

0,1

0,3

1,2

0,5

0,1

0,4

Bán lẻ

8,3

24,9

0,4

8,0

0,3

0,8

1,9

0,6

0,8

0,8

Vận tải

9,5

27,3

0,0

6,7

0,4

0,5

1,3

0,3

0,4

0,4

Lưu trú & ăn uống

26,6

172,3

(0,3)

22,9

(0,0)

0,5

1,7

0,7

0,5

0,2

Dịch vụ tài chính

8,7

9,3

0,6

7,8

0,5

0,4

0,5

0,5

0,4

0,3

Bất động sản

6,2

11,8

0,0

(0,7)

0,1

0,2

0,4

0,2

(0,0)

(0,0)

Khác

7,2

11,0

1,9

4,0

1,6

2,1

3,2

1,6

1,1

1,3

Dù tăng trưởng kinh tế không quá khả quan, niềm tin kinh doanh và tiêu dùng sụt giảm, chưa kể là những điểm nghẽn vẫn mới chỉ từ từ được tháo gỡ thì kinh tế Việt Nam trong nửa đầu năm 2023 vẫn có những điểm tích cực đáng ghi nhận. Đầu tiên là lĩnh vực bán lẻ dịch vụ và hàng hoá vẫn giữ được mức tăng khá là 10,9% trong 6T2023, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 8,4%. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hoá tăng khoảng 9,3%; doanh thu lưu trú, ăn uống và du lịch tiếp nối đà phục hồi từ mức nền thấp, tăng khoảng 14,6% so với cùng kỳ. Đây cũng là trụ đỡ đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng GDP trong 2 quý đầu năm.

Tiếp theo, lãi suất trong nền kinh tế đang giảm nhờ sự kết hợp của định hướng nới lỏng chính sách của NHNN, cầu tín dụng yếu do điều kiện kinh doanh kém thuận lợi và thị trường trái phiếu doanh nghiệp không có thêm những cú sốc. Mặt bằng lãi suất huy động đã giảm tương đối so với đầu năm, mức giảm trung bình là 1,25 điểm % đối với kỳ hạn 6 tháng và 1 năm. Đây sẽ là tiền đề để lãi suất cho vay giảm tiếp trong nửa sau của năm 2023. Trong khi đó, tỷ giá và lạm phát đều tương đối ổn định ở nửa đầu năm 2023. Lạm phát bình quân trong 6T chỉ tăng 3,3% so với cùng kỳ. Đóng góp nhiều nhất vào mức tăng này là nhóm lương thực, thực phẩm và xây dựng, lần lượt là 1,4 điểm % và 1,2 điểm %, trái lại, nhóm giao thông giúp lạm phát bình quân giảm 0,5 điểm %. Tỷ giá USDVND trên thị trường chính thức tăng 0,21% so với cuối năm 2022, đồng thời, NHNN đã mua vào hơn 6 tỷ USD giúp dự trữ ngoại hối tăng lên hơn 91 tỷ USD.

Cuối cùng, soi chiếu vào những kỳ vọng phục hồi, kinh tế Q2 đang tốt hơn Q1 ở một số khía cạnh. Chẳng hạn, giá trị tích luỹ tài sản cố định gộp đang phục hồi nhờ đầu tư công, tăng 1,1% so với cùng kỳ trong 6T2023, so với việc không tăng trưởng trong Q1. Tăng trưởng vốn đầu tư từ NSNN đạt 232,2 nghìn tỷ đồng trong 6T, tăng 20,5% so với cùng kỳ, gần gấp đôi mức tăng của cùng kỳ 2022. Trong tháng 06/2023, Chính phủ đã khởi công dự án giao thông quan trọng là vành đai 3 tại Tp.HCM và vành đai 4 tại Hà Nội. Khu vực năng động nhất của nền kinh tế là Tp.HCM đã có sự phục hồi đáng kể trong Q2, GRDP của thành phố đạt tăng 5,9%, cao hơn mức tăng chỉ 0,7% trong Q1. Trong đó, khu vực dịch vụ tăng 5,0% so với cùng kỳ, công nghiệp và xây dựng tăng 0,8%, nông lâm thuỷ sản tăng 2,1%. Đầu tư công của Tp.HCM đã khởi sắc hơn trong tháng 6/2023, tính đến hết ngày 23/6, tổng vốn kế hoạch đầu tư công năm 2023 của Tp.HCM đã giải ngân là 10.244 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 15% tổng số vốn giao (68.490,566 tỷ đồng), cao hơn đáng kể so với ước tính 3,3% tại ngày 31/05.

Nhìn về nửa sau năm 2023, một số chỉ báo ngắn hạn cho thấy kinh tế Việt Nam vẫn đang đối diện với nhiều thử thách. Trong tháng 6/2023, sản xuất công nghiệp phục hồi nhẹ, tăng 2,8% so với cùng kỳ so với mức tăng 0,5% trong tháng trước, nổi bật là sự cải thiện trong hoạt động sản xuất chế biến thực phẩm, đồ uống, xe có động cơ, và dệt. Tuy nhiên, chỉ số sản xuất của các ngành xuất khẩu (gồm trang phục, da giày, gỗ, điện tử) vẫn tăng trưởng âm hoặc không tăng trưởng so với cùng kỳ. Chỉ số PMI tháng 6/2023 tăng nhẹ lên 46,2 điểm, cao hơn 0,9 điểm so với tháng trước nhưng đơn hàng mới và đơn hàng xuất khẩu mới tiếp tục giảm. Mặt khác, trụ đỡ cho tăng trưởng kinh tế trong nửa đầu năm có dấu hiệu suy giảm. Doanh số bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tháng 6/2023 chỉ tăng 6,5% so với cùng kỳ, thấp hơn đáng kể so với mức tăng 11,5% trong tháng trước. Nguyên nhân là do hiệu ứng mức nền thấp mất dần ở nhóm dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch nhưng báo động hơn là doanh thu bán lẻ hàng hoá chỉ tăng 6,0% so với cùng kỳ, thấp hơn mức tăng 11,0% của tháng trước. Do mức nền cao của cùng kỳ năm trước và điều kiện của khu vực sản xuất không cải thiện nhiều trong khi khu vực dịch vụ đang có dấu hiệu suy giảm, chúng tôi nhận định tăng trưởng kinh tế 3Q23 vẫn sẽ ở mức thấp, ước khoảng 3,5-4,0%. Hiện tại, chưa có nhiều chỉ báo để kỳ vọng bước cải thiện đáng kể trong tăng trưởng của Q4, nhưng một số lạc quan nhất định gồm niềm tin kinh doanh và tiêu dùng cải thiện nhờ chính sách, đầu tư công tăng tốc kết hợp với mức nền thấp của Q4/2022, chúng tôi cho rằng tăng trưởng kinh tế Q4 sẽ là tốt nhất. Theo đó, Rồng Việt cho rằng kỳ vọng hợp lý cho tăng trưởng GDP cả năm là 4,5-5,0%, trong đó, tăng trưởng nửa cuối năm 2023 ước khoảng 5,2-6,1%, cao hơn so với mức tăng 3,7% của nửa đầu năm.

Thận trọng với rủi ro mất giá tiền đồng trong nửa cuối năm 2023

Như đã đề cập trong phần nhìn lại bức tranh vĩ mô 6T, tỷ giá tương đối ổn định trong nửa đầu năm với mức tăng giá nhẹ so với cuối năm 2022. Tuy nhiên, tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng đã nhích dần lên trong tháng 5/2023 (+0,13% so với tháng 4) và riêng trong tháng 6 tăng 0,4% so với cuối tháng 5. Trên thị trường phi chính thức, tỷ giá tự do đã tăng 0,8% trong tháng 6. Tại thời điểm chúng tôi thực hiện báo cáo này, tỷ giá niêm yết tại Vietcombank là 23.430-23.800 đồng/USD, cao hơn 0,2-0,3% so với cuối năm 2022.

Trong nửa đầu năm 2023, chỉ số đồng USD đã có hai nhịp hồi nhẹ nhưng mức đỉnh xác lập ở nhịp hồi thứ hai thấp hơn so với nhịp đầu tiên. So với đầu năm, chỉ số đồng USD giảm 0,6% so với cuối năm 2022. Như vậy, chỉ số đồng USD vẫn duy trì được sức mạnh khi Fed dần đi vào chặng cuối của chu kỳ nâng lãi suất. Đồng thời, quan điểm về chính sách tiền tệ đang định hình diễn biến của các đồng tiền còn lại. Việc ECB tiếp tục duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ đã giúp đồng EUR tăng nhẹ so với đồng USD trong nửa đầu năm, mặc dù khu vực Eurozone được xác nhận rơi vào suy thoái kỹ thuật trong hai quý liên tiếp là Q4/2022 và Q1/2023. Hay ở khu vực châu Á, lập trường duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ của NHTW Trung Quốc và Nhật Bản khiến cho đồng tiền hai nước này tiếp tục mất giá thêm khoảng 5,0% và 9,3% so với đồng USD trong nửa đầu năm nay. Tại Việt Nam, đồng tiền ổn định trong bối cảnh NHNN liên tục cắt giảm lãi suất điều hành, liệu đây có phải là ngoại lệ?

Hiện tại, chênh lệch lãi suất USD-VND trên thị trường liên ngân hàng đang ở mức cao kỷ lục, cao nhất là 4,4 điểm % đối với lãi suất qua đêm và thấp nhất là 0,6 điểm % đối với lãi suất kỳ hạn 3 tháng. Tại các kỳ hạn từ 3 tháng trở lên, lãi suất VND cao hơn khoảng 0,3-1,4 điểm % so với lãi suất USD. Chênh lệch lãi suất nới rộng hiển nhiên sẽ kích thích hoạt động kinh doanh chênh lệch lãi suất (carry trade), và tạo nên áp lực mất giá tiền đồng.

Trong 3-6 tháng tới, chúng tôi nhận thấy có một số tiền đề có thể tăng thêm áp lực mất giá tiền đồng. Thứ nhất, báo cáo triển vọng nửa cuối năm của đa số các tổ chức tài chính đều cho rằng triển vọng đồng USD nửa cuối năm 2023 là tích cực. Kỳ vọng chung là đồng tiền này sẽ neo ở mức cao nhờ lãi suất hấp dẫn và vai trò nơi trú ẩn an toàn trong bối cảnh kinh tế thế giới lao đao. Thứ hai, đồng NDT của Trung Quốc đã mất giá khoảng 5,2% trong nửa đầu năm 2023, là đáng kể so với mức mất giá khoảng 8,5% trong năm 2022. Sự phục hồi tăng trưởng sau mở cửa của Trung Quốc gây thất vọng và chính sách nới lỏng tiền tệ tiếp diễn trong nửa sau của năm nay đưa đến kỳ vọng đồng NDT sẽ còn mất giá thêm trong năm 2023. Với mức tương quan mạnh giữa đồng VND và đồng NDT, chúng tôi cho rằng diễn biến “đứng yên” nửa đầu năm khó có thể duy trì được lâu.

Cuối cùng, NHNN đã giảm lãi suất điều hành khá quyết liệt trong nửa đầu năm 2023, đứng về mục tiêu tăng trưởng và hạ bớt tấm khiên về ổn định tỷ giá. Tăng trưởng kinh tế chưa cải thiện nhiều trong Q3 cũng là cơ sở để NHNN cân đối giảm tiếp lãi suất điều hành. Với những yếu tố trên, chúng tôi cho rằng mức xem xét tiếp theo đối với tỷ giá USD/VND là 24.500. Tỷ giá USD/VND có thể tăng vượt mức này nếu đồng USD tăng tốc mạnh nhưng áp lực có thể không mạnh bằng năm trước do năm nay Việt Nam sẽ ghi nhận thặng dư thương mại cao kỷ lục, lạm phát trong xu hướng giảm và dự trữ ngoại hối đang được tích luỹ trở lại.

Xem chi tiết báo cáo chuyên đề vĩ mô tại đây >>>>

Trang Nhi

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán