Đây là tuyến dịch vụ được ra mắt nhằm kết nối hàng hóa từ châu Á đến phía Đông của nước Mỹ (AUE) với hải trình: Vũng Tàu-Xiamen-Kaohsiung-Hong Kong-Yantian-Panama-Colon Container Terminal-Savannah-Newyork-Norfolk-Baltimore.
Gần đây, Gemadept liên tục đón thêm nhiều tuyến tàu với sức chở từ 14.000-25.000 TEU. Để bảo đảm năng lực đón các con tàu lớn, doanh nghiệp cảng biển đã và đang liên tục đầu tư vào việc cải thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng cảng với nhiều thiết bị hiện đại.
Với năng suất tốt và đang duy trì ổn định, các quy trình khai thác an toàn kèm theo chất lượng dịch vụ tốt, cảng Gemalink nói riêng và Cái Mép-Thị Vải nói chung đang tiếp tục thu hút được sự quan tâm của các hãng tàu quốc tế để đa dạng hóa dịch vụ và đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu nội địa lẫn quốc tế.
Trong tình hình hoạt động vận chuyển tiến triển tốt, cổ phiếu GMD đang tăng liên tiếp 9 phiên, kể từ sau ngày giảm mạnh 31/10. Cổ phiếu GMD đang đạt trong vùng 69.400 đồng, tương ứng tăng 0,73% so với ngày đóng cửa cuối tuần trước. Đáng chú ý, có thể coi đây là vùng đỉnh của GMD khi nó là vùng giá cao nhất của năm 2023. So với vùng đỉnh năm 2022, cổ phiếu GMD đã tăng tới 17% giá trị.
Xét trên góc độ kỹ thuật, cổ phiếu GMD ghi nhận đang ở trong chu kỳ tăng giá mạnh khi chỉ số Sức mạnh và Chỉ số Xu hướng đều đạt trên 100 điểm.Trong 3-5 phiên tới, cổ phiếu GMD nhiều khả năng vẫn duy trì được lực tăng giá và tới khoảng gần cuối năm cổ phiếu này sẽ có mức giảm nhẹ. Khối lượng giao dịch trung bình đạt khoảng 1,6 triệu đơn vị. Chỉ số lãi trên cổ phiếu (EPS) đang đạt mức tốt 7.504 điểm, chỉ số P/E đạt 9,18 điểm.
Cổ phiếu GMD tăng liên tiếp 9 phiên kể từ ngày đầu tháng 11. |
Về tình hình kinh doanh, doanh thu thuần quý 3/2023 Gemadept đạt 988 tỷ đồng, tăng 1% so với cùng kỳ. Trong đó, chiếm try trọng 78% doanh thu là hoạt động khai thác cảng với 779,7 tỷ đồng. GMD đang khai thác hệ thống xuyên suốt từ Bắc vào Nam, điển hình như: cảng Dung Quất, cảng Phước Long, cảng Bình Dương, cảng nước sâu Gemalink Cái Mép,...
Lũy kế 9 tháng 2023, doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.812 tỷ đồng, giảm nhẹ 1%. lũy kế lợi nhuận đạt 1.844 tỷ đồng, đến chủ yếu từ việc chuyển nhượng 84,66% vốn tại cảng Nam Hải Đình Vũ cho 2 nhóm nhà đầu tư gốm Công ty CP Container Việt Nam (Viconshop, HOSE: VSC), Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Đoàn Huy, Công ty TNHH Thương mại Kim khí Xuất nhập khẩu Huy Hoàng và ông Nguyễn Đình Hưởng.
Theo CTCK Vietcombank (VCBS), xu hướng phát triển đội tàu của quốc tế hiện nay, nhu cầu khai thác tại cảng nước sâu vẫn tiếp tục ở mức tốt, đem lại triển vọng tích cực cho Cảng Gemadept.
Nổi bật nhất là Cảng Gemalink với sự hợp tác cùng đối tác CMA Terminals (Pháp), là cảng nước sâu lớn nhất Việt Nam và lọt top 19 thương cảng của thế giới có thể tiếp nhận cỡ tàu lớn nhất hiện nay (250.000 DWT).
Diễn biến liên quan, trong tháng 9 vừa qua, Cục Quản lý Cảng biển và Vận tải biển Việt Nam (Vinamarine) đã công bố Dự thảo thông tư sửa đổi Thông tư 54/2018/TT-BGTVT với nhiều cơ hội mở ra cho nhóm cảng nước sâu và các cảng đón được tàu tải trọng lớn.
Chi tiết, các cảng nước sâu đón tàu tải trọng lớn hơn 160.000 DWT sẽ được áp dụng 110% mức khung giá sàn - trần mới của một số dịch vụ trọng tâm của cảng biển, bao gồm nâng hạ container quốc tế và hướng dẫn tàu thuyền. Nếu dự thảo được phê duyệt, các quy định mới dự kiến có hiệu lực từ năm 2024.
Giá cổ phiếu giảm "thủng đáy" 1 năm, SeABank (SSB) ngừng thương vụ nghìn tỷ Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vừa công bố thông tin bất thường về dừng thương vụ bán cổ phần cho quỹ ... |
Thị giá vượt đỉnh 1 năm, cổ đông Nhựa Hà Nội (NHH) muốn bán 5 triệu cổ phiếu Cổ đông tại Công ty CP Nhựa Hà Nội (HOSE: NHH) là An Phát Holdings (APH) quyết định bán 5 triệu cổ phiếu trong bối ... |
Chờ đợi "hàng về", Vn-Index duy trì trạng thái "giằng co" Trong phiên giao dịch đầu tuần, thị trường tiếp tục thể hiện trạng thái giằng co và phe mua đang có phần chiếm ưu thế. |
Mộng Diệp
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|