Đón làn sóng chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc, cổ phiếu BĐS KCN có hưởng lợi?

(Banker.vn) Các khu công nghiệp Việt Nam vẫn được đánh giá là điểm đến hấp dẫn đối với doanh nghiệp nước ngoài do xu hướng dịch chuyển sản xuất ra ngoài Trung Quốc đang diễn ra mạnh mẽ.

Tình hình chung

Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến hết tháng 9/2023, tổng vốn FDI giải ngân vào Việt Nam đạt 15,9 tỷ USD, trong đó 1,53 tỷ USD được thu hút bởi lĩnh vực bất động sản, tiếp tục chiếm lĩnh thị trường. Vị trí thứ 3. trong bảng xếp hạng các lĩnh vực, ngành nghề.

Đón làn sóng chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc, cổ phiếu BĐS KCN có hưởng lợi?
Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc diễn ra mạnh mẽ.

Đáng chú ý, tỷ lệ lấp đầy của các khu công nghiệp hiện hữu trên cả nước đạt khoảng 80% ở khu vực phía Bắc và hơn 85% ở khu vực phía Nam. Ngoài ra, giá thuê đất trung bình cho cả chu kỳ thuê đất tại các khu công nghiệp trong quý 2/2023 nhìn chung ổn định so với quý trước và tăng khoảng 5-7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chỉ tính từ đầu năm đến nay, hàng loạt dự án đầu tư quy mô lớn đã được triển khai tại Việt Nam, trong đó có các dự án hàng trăm triệu USD của Compal, Quanta Computer... sản xuất linh kiện cho Apple.

Riêng tháng 8 năm 2023, Việt Nam đã nhận được dự án trị giá 165 triệu USD xây dựng nhà máy đổi mới chính xác tại VSIP Nghệ An do Green-wich Management Limited (Trung Quốc) đầu tư.

Ông Bruno Jaspaert, Tổng Giám đốc Tổ hợp Khu công nghiệp DEEP C khẳng định: “Việt Nam đang lấy đi 10% các nguồn vốn FDI đáng lẽ đi vào Trung Quốc. Theo thời gian, sẽ có nhiều nhà đầu tư muốn đến Việt Nam để đầu tư…”. Và các nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản, châu u, Mỹ cũng đều cho rằng Việt Nam là địa điểm đầu tư hàng đầu của họ.

Hơn nữa, vị thế quốc tế của Việt Nam ngày càng được củng cố, hội nhập thế giới ngày càng sâu rộng, tham gia và thực hiện hiệu quả 16 FTA đã ký kết, trong đó có các FTA thế hệ mới với các nước, các cam kết sâu rộng và toàn diện như CPTPP, RCEP và EVFTA…

Các cổ phiếu là điểm sáng của ngành

Với nhu cầu về khu công nghiệp đang dần phục hồi lại sau Đại dịch Covid-19, cũng như sự chuyển dịch sản xuất từ các “ông lớn” Trung Quốc về Việt Nam, các Khu công nghiệp sở hữu với diện tích còn lại sẵn sàng cho thuê lớn sẽ là điểm lựa chọn hàng đầu, có thể kể đến như: Tổng Công ty IDICO (HNX: IDC); Tổng Công ty Phát triển Đô Thị Kinh Bắc (HOSE: KBC); Tổng Công ty Viglacera (HOSE: VGC); Công ty CP Sonadezi Châu Đức (HOSE: SZC) và Tổng Công ty Đầu tư và phát triển Công nghiệp (HOSE: BCM).

Trên thị trường chứng khoán, kết thúc phiên giao dịch ngày 9/10, cổ phiếu IDC đạt 47.500 đồng (+1,06%); KBC đạt 31.650 đồng (+0,00%); VGC đạt 51.000 đồng (+0,00%); SZC đạt 37.100 đồng (+1,78%); và BCM đạt 68.900 đồng (-0,86%). Các cổ phiếu nêu trên trong thời gian qua luôn nhận được sự chú ý trong nhiều phiên liên tiếp với khối lượng giao dịch lớn đến từ nhà đầu tư nội địa lẫn nhà đầu tư nước ngoài.

Với lợi thế cạnh tranh các Khu công nghiệp trong cùng khu vực và cơ hội FDI rộng mở, SSI Research tiếp tục đưa ra khuyến nghị đầu tư: “IDC (Khả quan, MUA, 51.200 đồng/cổ phiếu), KBC (Khả quan, 36.900 đồng/cổ phiếu), VGC (Trung lập, 51.100 đồng/cổ phiếu), SZC (Trung lập, 34.300 đồng/cổ phiếu), BCM (Khả quan, 88.700 đồng/cổ phiếu)”

Thị trường ổn định, dòng tiền lớn tiếp tục đẩy mạnh thăm dò

Dòng tiền cá mập tiếp tục đẩy mạnh vào thị trường trong phiên giao dịch hôm nay.

Khối ngoại rút ròng 700 tỉ đồng trong phiên giao dịch đầu tuần

Mặc dù VN-Index tiếp tục hồi phục trong phiên giao dịch đầu tuần, tuy nhiên khối ngoại tiếp tục bán ròng hơn 700 tỉ đồng ...

Góc nhìn chuyên gia: Nhiều cơ hội mới mở ra cho TTCK trong quý 4

Sau nhịp điều chỉnh, thị trường chứng khoán đang mở ra rất nhiều cơ hội đội với nhà đầu tư. Với bối cảnh hiện tại, ...

Nguyen Luong

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán